Phóng to |
Các công nhân BP đã thất bại với chiến dịch "Top Kill" và giờ sẽ phải tìm chiến lược mới - Ảnh: New York Times |
Thừa nhận thất bại
Doug Suttles, giám đốc phụ trách khai thác và sản xuất của BP, nói các kỹ sư sẽ thử biện pháp khác bằng một chiếc van kìm hãm và sẽ phải mất từ 4-7 ngày để có thể lắp đặt thiết bị này. “Sau ba ngày cố gắng top kill, chúng tôi tin rằng giờ là lúc tìm kiếm phương pháp đối phó mới,” ông Suttles nói.
Chiến thuật mới dự định sẽ cắt ống ép thủy lực mà dầu đang tràn ra và đặt một nắp bịt ống vào. Các ống dẫn lắp ở đầu nắp ống này sẽ hút dầu lên một tàu chứa ở trên mặt biển.
Ông cho biết cách thức mới không hút hết lượng dầu tràn ra (ước tính khoảng 12.000-19.000 thùng/ngày) nhưng có thể hút được phần lớn. Dù không nói tỉ lệ thành công sẽ là bao nhiêu nhưng ông nói “rất nhiều hi vọng” cách thức này sẽ thành công.
Ngoài phương án này, BP cho biết còn một phương án dự phòng khác đang được chuẩn bị. “Các thiết bị đã sẵn sàng", ông Suttles nói.
Quyết định từ bỏ “Top Kill” là thất bại mới nhất của BP trong việc chặn thảm họa dầu tràn tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trước đó, BP từng sử dụng tàu ngầm robot để chữa vết gãy ở giếng. Sau đó là dùng nắp bê tông bịt giếng nhưng không thành công vì bị cản trở bởi dòng nước và khí đồng hành. Ý định sử dụng ống hút để vét dầu tràn ra cũng không thành vì chỉ hút được một phần nhỏ lượng dầu tràn.
Áp lực về uy tín
Hiện BP đã bắt đầu khoan một giếng dự phòng khác để đối phó với tình trạng dầu tràn nhưng công trình chỉ vận hành vào tháng 8.
Thất bại mới chắc chắn sẽ gây thêm áp lực - cả về mặt chính trị và từ công luận - đối với chính quyền Obama.
Guardian nói tiền phạt vì các vụ kiện đối với BP vì dầu tràn có thể lên tới 70 tỉ USD. “Tôi thất vọng vì chiến dịch này không thành công,” giám đốc điều hành của BP Tony Hayward thừa nhận.
Một chuyên gia kỹ thuật nói chiến dịch "top kill" không thực hiện được vì áp lực của khí và dầu từ giếng quá mạnh nên không thể bơm bùn lấp giếng được. Ông cho biết thêm các kĩ sư chưa hiểu hoàn toàn về cơ chế vận hành của ống khoan và hệ thống chống phun trào nên công việc càng khó khăn hơn.
“Đơn giản là phần lớn những gì chúng tôi bơm vào đều bị đẩy ra”, kỹ sư giấu tên này nói. “Các kỹ sư thì thất vọng còn cấp quản lý thì tức giận”.
Vụ dầu tràn bắt đầu sau khi dàn khoan Deepwater Horizon nổ hôm 20-4 làm 11 người thiệt mạng. Kể từ đó, ước tính có khoảng từ 68-151 triệu lít dầu thô đã tràn ra vịnh Mexico. Ngay sau khi thông báo được phát đi, sự thất vọng có thể thấy rõ ở bờ biển Louisiana, nơi ngày càng xuất hiện các đợt triều với dầu vào bờ.
Tuần trước BP nói top kill – dùng bùn nặng bơm vào giếng để bịt miệng giếng – là hi vọng lớn nhất có thể chặn dòng dầu tràn. Trong quá trình tiến hành chiến dịch, các quan chức BP cũng nói hi vọng là chiến dịch sẽ thành công. Tuy vậy, đến sáng 29-5, ông Suttles cho biết BP đã bơm tới 30.000 thùng bùn vào giếng nhưng không chặn được dòng dầu tràn ra.
Chuẩn đô đốc Mary E. Landry của lực lượng tuần tra biển Mỹ nói thất bại là “rất đáng thất vọng.”
Phản ứng trước thông tin mới, tổng thống Obama nói “Chuyện vừa đáng giận dữ vừa thương tâm và chúng ta sẽ không từ bỏ cho đến khi điểm tràn dầu được kiểm soát…”
Hồi đầu tháng, một nắp bịt bê tông nặng 120 tấn từng được sử dụng nhưng thất bại vì khí gas vẫn thoát ra và làm đông cứng ống dẫn. Ông Suttles nói BP đã học được bài học kinh nghiệm và hi vọng lần này chiến lược sẽ thành công.
Các chuyên gia cho rằng việc khoan giếng phụ cuối cùng mới là giải pháp thực sự cho thảm họa dầu tràn. GIếng phụ này sẽ được đào xiên chéo với giếng đang tràn hiện tại và từ đó, BP có thể bơm bùn và bê tông nhằm chặn lại dòng dầu tràn. Hiện một trong các giếng phụ đã được triển khai nhưng vẫn còn ít nhất một tháng trước khi có thể đưa được vào hoạt động.
Tin bài liên quan:
Ông Obama tăng gấp ba nhân lực dọn dầu loang Nỗ lực đặt phễu hút dầu loang trên vịnh Mexico bất thành Vết dầu loang ở vịnh Mexico lớn gấp hơn ba lần dự đoánSự cố tràn dầu trên vịnh Mexico: Thảm họa quốc giaMỹ tuyên bố dầu loang là thảm họa quốc gia Dầu loang trên vịnh Mexico: Hơn 757.000 lít mỗi ngày Thảm họa tràn dầu có thể kéo dài hàng thángMỹ: giàn khoan bị nổ đã chìmMỹ: nổ giàn khoan dầu, 11 người mất tíchNguy cơ “thủy triều đen”Hàng ngàn người Mỹ gốc Việt bị ảnh hưởngBP có thể mất hàng chục tỉ USDBP có thể mất hàng chục tỉ USDSinh vật biển khốn đốn với thảm họa dầu loangDầu loang trên vịnh Mexico “tồi tệ nhất trong lịch sử Mỹ”
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận