





TTCT - Trung Quốc đưa ra những yêu sách khét tiếng về các quyền đặc biệt trên biển ở Biển Đông bên trong “đường chín đoạn” trên bản đồ chính thức của Trung Quốc. Nguồn gốc chính xác của đường này vẫn còn mờ mịt. Đường chín đoạn không hề xuất hiện trên bản đồ chính phủ trước năm 1947 hoặc trong các bản đồ tư nhân trước năm 1933. Cho tới năm 2013, các học giả hàng đầu của Trung Quốc đã chấp nhận rằng Trung Quốc chưa bao giờ nói rõ ý nghĩa pháp lý của đường này.


