Theo Báo cáo về tình hình cắt giảm lao động, việc làm trong các doanh nghiệp năm 2022, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết một tỉ lệ doanh nghiệp chấp hành các quy định pháp luật liên quan đến quyền lợi của người lao động chưa nghiêm, nhất là các quy định về tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội.
Cá biệt có doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tăng trưởng vẫn lợi dụng ảnh hưởng dịch bệnh, không tăng hoặc cắt giảm các phúc lợi đã thỏa thuận, dẫn đến những bức xúc trong người lao động.
Tình trạng doanh nghiệp trốn đóng, chiếm dụng, nợ tiền bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra ở nhiều địa phương với tổng số tiền nợ (phải tính lãi) đến đầu 2023 là gần 14.600 tỉ đồng, chiếm 3,4% số phải thu. Một số chủ doanh nghiệp để lại khoản nợ lớn tiền lương, bảo hiểm xã hội của người lao động.
Người lao động sẽ làm gì nếu bị nợ lương, nợ các loại bảo hiểm, nếu bị nợ thì theo dõi thế nào và phản ánh đến đâu để được hỗ trợ?
Để trả lời câu hỏi này, báo Tuổi Trẻ và Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến "Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp là quyền lợi và trách nhiệm của người lao động và doanh nghiệp".
Ngay từ bây giờ, bạn đọc có câu hỏi xung quanh các loại hình bảo hiểm; tỉ lệ đóng trong phí bảo hiểm của doanh nghiệp và người lao động; xử lý thế nào khi bị nợ bảo hiểm..., có thể gửi câu hỏi đến các khách mời:
1. Bà Trần Thị Hồng Liên, phó giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động VCCI
2. Bà Trần Thanh Hương, phó trưởng phòng quản lý thu và khai thác đối tượng bắt buộc - Ban Quản lý Thu - Sổ, thẻ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam
3. Ông Nguyễn Đức Tâm - Chuyên viên chính phòng Quản lý Thu và Khai thác đối tượng bắt buộc, Ban Quản lý Thu - Sổ, Thẻ
Câu trả lời sẽ được cập nhật trên tuoitre.vn từ 9h sáng ngày 6-12, mời bạn đọc đón xem.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận