Phóng to |
Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng lăng Bác trước giờ khai mạc kỳ họp Quốc hội ngày 20-10 - Ảnh: V.Dũng |
Các số liệu chủ yếu <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Năm 2010 |
Năm 2011 |
- GDP tăng |
6,7% |
7-7,5% |
- GDP bình quân đầu người |
1.160 USD |
1.300 USD |
- Giá tiêu dùng tăng |
8% |
7% |
- Việc làm |
1,6 triệu việc làm mới |
1,6 triệu việc làm mới |
- Giảm tỉ lệ hộ nghèo |
1,85% |
2% |
Thoát suy giảm và đang tăng trưởng
Trong báo cáo dài hơn 20 trang, Chính phủ dành sáu trang để nêu các thành tựu đã đạt được và hai trang đánh giá những hạn chế, yếu kém của năm 2010. “Mặc dù sau khủng hoảng, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhưng kinh tế nước ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm và có mức tăng trưởng khá cao” - Thủ tướng khẳng định.
Nợ công tăng vì khái niệm mới? Ngày 20-10, trong phần trình bày của mình tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh cho biết trước đây VN chưa có khái niệm về nợ công, khi bổ sung khái niệm này trong Luật quản lý nợ công thì nợ công VN đã tăng trên 50% GDP. Theo ông Ninh, nếu tính theo khái niệm cũ thì nợ Chính phủ vẫn dưới 50% GDP. |
Chính sách tiền tệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20%, dư nợ tín dụng tăng khoảng 25%, kiểm soát nợ xấu dưới 3%. Nhập siêu cả năm khoảng 13,5 tỉ USD.
Bên cạnh việc bảo đảm tốt hơn an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, lĩnh vực khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường cũng đạt được những kết quả tích cực.
Giảm dự trữ ngoại tệ
Hạn chế, yếu kém đầu tiên được Thủ tướng nêu lên là năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Phát triển nguồn điện chưa đáp ứng kịp yêu cầu. Việc quản lý giá một số mặt hàng, nhất là giá sữa, giá thuốc chữa bệnh được người đứng đầu Chính phủ đánh giá “chưa tốt”, trong khi đó dự trữ ngoại tệ giảm và quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục vẫn còn nhiều bất cập.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, “tình hình trên đây có nguyên nhân khách quan nhưng những khuyết điểm chủ quan trong quản lý điều hành ở các cấp, các ngành là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp, cần sớm được khắc phục”.
Ổn định kinh tế vĩ mô
Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo với Quốc hội sáu nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2011.
1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. “Ổn định kinh tế vĩ mô được xác định là cơ sở, bảo đảm phát triển bền vững với mức tăng trưởng cao hơn năm 2010, cải thiện cán cân thanh toán, kiểm soát lạm phát và phấn đấu giảm bội chi”.
2. Tiếp tục tái cấu trúc nền kinh tế. Xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế. Xóa bỏ bao cấp và ưu đãi dưới mọi hình thức đối với doanh nghiệp nhà nước; tính đúng, tính đủ giá trị sản phẩm, từ đó đặt doanh nghiệp nhà nước vào môi trường kinh doanh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác. Tiến tới chấm dứt xuất khẩu khoáng sản thô, đề cao trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm an toàn cho ngư dân...
3. Bảo đảm tốt an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, tiếp tục cải thiện đời sống nhân dân. Xây dựng Luật giáo dục đại học và chiến lược giáo dục - đào tạo 2011-2020. Triển khai cơ chế tài chính và chính sách học phí mới.
4. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ và tăng cường bảo vệ, cải thiện môi trường, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng.
5. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính và phòng chống tham nhũng, lãng phí. Phát huy dân chủ, tăng cường đối thoại và phản biện chính sách.
6. Tăng cường quốc phòng, an ninh và nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh cần lấy kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và cải thiện đời sống nhân dân làm thước đo năng lực và hiệu quả hoạt động của các cấp, các ngành.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận