05/07/2006 14:16 GMT+7

Xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT: Giới biên kịch điện ảnh ấm ức

Theo Người Lao Động - Thanh Niên
Theo Người Lao Động - Thanh Niên

Trong đợt phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm 2005, 29 trên 59 NSƯT trượt danh hiệu NSND, 119 trên 433 nghệ sĩ trượt danh hiệu NSƯT. Chỉ tính riêng với ngành điện ảnh, đã có đến 7/12 NSƯT trượt danh hiệu NSND, mà nguyên nhân không phải là do họ không đủ tiêu chuẩn.

zEMkSD8s.jpgPhóng to

NSƯT Phạm Quang Vĩnh: "...Tính từ khi là NSƯT (1993) đến nay tôi có đến 8 huy chương vàng, bạc. Chưa kể Chuyện của Pao là 9. Đợt phong tặng năm 2001, khi đã được 5 huy chương vàng và bạc, tôi cũng trượt. Những người có trách nhiệm liên quan bảo tôi cố gắng chờ đợt sau. Đến năm nay, khi đã có 9 huy chương vàng, vẫn trượt danh hiệu NSND...

Trong đợt phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm 2005, 29 trên 59 NSƯT trượt danh hiệu NSND, 119 trên 433 nghệ sĩ trượt danh hiệu NSƯT. Chỉ tính riêng với ngành điện ảnh, đã có đến 7/12 NSƯT trượt danh hiệu NSND, mà nguyên nhân không phải là do họ không đủ tiêu chuẩn.

Bẵng đi 10 năm, điện ảnh không có mặt trong danh sách xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước chỉ vì... không xác định được ai là tác giả nhận giải thưởng này: đạo diễn, hay... đơn vị sản xuất phim.

Lần này, số tác giả được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước là đạo diễn điện ảnh lên đến 16 người (trong đó duy nhất đạo diễn Đặng Nhật Minh đủ điều kiện đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh). Thừa nhận đạo diễn có vai trò “số 1”, nhưng nhiều biên kịch cũng bày tỏ sự ấm ức khi bị “gạt” ra khỏi danh sách...

Điện ảnh là nghệ thuật tổng hợp, sự thành công của bộ phim là sự đóng góp của một tập thể nghệ sĩ, trong đó có các thành phần chính: biên kịch; đạo diễn, quay phim, họa sĩ thiết kế; âm thanh; diễn viên. Thiếu một thành phần trong êkíp nghệ thuật này sẽ không có bộ phim hoàn thiện.

Nên, cho dù đạo diễn được xác định là “vị vua” ngoài trường quay; là người mà ý tưởng nghệ thuật có tác động “bao phủ” tất cả các thành phần tham gia đồng sáng tạo bộ phim thì việc cũng vẫn những bộ phim ấy họ vừa nhận danh hiệu NSND, NSƯT vừa nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước trong lúc các nhà biên kịch - khâu đột phá quan trọng đầu tiên trong quy trình sáng tạo - chẳng được hưởng chút lợi lộc nào từ “hai cửa” này là điều đáng ngẫm nghĩ.

Quy định tạm thời về điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự và thủ tục xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân về những cống hiến nghề nghiệp như sau:

"Có thời gian hoạt động nghệ thuật từ 20 năm trở lên (riêng đối với nghệ thuật xiếc từ 15 năm trở lên); đã được phong tặng danh hiệu NSƯT từ 5 năm trở lên; được tặng ít nhất 2 giải thưởng chính thức (loại vàng hoặc bạc) tại các liên hoan, hội diễn nghệ thuật cấp quốc gia, giải thưởng cấp khu vực hoặc quốc tế và các hội văn học-nghệ thuật trung ương tính từ sau khi được phong tặng danh hiệu NSƯT".

Nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc khá bức xúc khi tuyên bố: “Phim dở thì đổ tại kịch bản; phim hay thì đạo diễn nhận tất. Có giỏi thì đạo diễn tự viết lấy kịch bản mà làm”.

Còn theo biên kịch Nguyễn Anh Dũng: “Biên kịch điện ảnh là cái nghề “văn đuổi ra”, “nghệ thuật... không nhận”. Khi xét tặng giải thưởng, Hội Nhà văn nói: “Các ông có in sách đâu mà gọi là... nhà văn. Không phải là nhà văn thì chẳng có lý do gì để chúng tôi xét tặng giải thưởng”. Còn khi xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT, biên kịch lại bị gạt ra vì “khu vực này chỉ xét nghệ sĩ biểu diễn. Biên kịch có phải là nghệ sĩ biểu diễn đâu mà xét...” .

Trong khi đó, hầu hết các đạo diễn đều thừa nhận tất cả các bộ phim hay đều được xuất phát từ những kịch bản xuất sắc. Danh hiệu đã không được xét vì không phải nghệ sĩ biểu diễn (?), trong khi những người làm âm thanh, phục trang đều được “lên danh hiệu”; vậy mà đến giải thưởng quốc gia cho tác phẩm biên kịch cũng chẳng được “dính phần” thì quả là bất công.

Khẳng định “giải thưởng thì nhường”... còn “danh hiệu NSND, NSƯT thì không thể không có”- biên kịch Trịnh Thanh Nhã nói: “Với tác phẩm điện ảnh, đạo diễn là người sáng tạo cơ bản nhất. Trong điều kiện làm phim ở VN (đánh giá và duyệt kịch bản văn học), khoảng cách từ kịch bản đến bộ phim hoàn chỉnh khá xa, có sự biến động lớn. Vì thế, cá nhân tôi cho rằng ở khu vực xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước, ghi công cho đạo diễn là thỏa đáng. Nhưng ở các khu vực ưu đãi khác thì không thể gạt biên kịch ra ngoài, trong khi vai trò của biên kịch được đánh giá là “viên gạch móng” có ảnh hưởng quyết định đến sự bền vững của tác phẩm tương lai.

Với lần xét tặng danh hiệu này, lời khẩn cầu của các nhà biên kịch coi như quá muộn (thực ra là chúng tôi đã lên tiếng từ rất lâu rồi). Chúng tôi không thể tự bảo vệ mình, nếu cơ quan quản lý ngành điện ảnh không nhìn thấy vấn đề này để cùng đứng về phía chúng tôi, bảo vệ lợi ích chính đáng cho những người cầm bút trong điện ảnh ở những lần xét tặng sau”.

Được biết, để được Hội đồng Trung ương xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm 2005, nghệ sĩ được đề nghị phải đạt ít nhất 3/4 số phiếu (17 phiếu trở lên). Song trong số 23 thành viên Hội đồng thì đa số là thuộc các bộ môn nghệ thuật biểu diễn và quan chức, còn đại diện cho môn nghệ thuật thứ bảy chỉ có 2 người (mà 1 người vào ngày bỏ phiếu thì đang ở... Mỹ!).

Ai cũng biết danh hiệu chỉ là danh hiệu, không có nó thì các nghệ sĩ vẫn tiếp tục lao động nghệ thuật, nhưng họ rất cần lời giải thích rõ ràng từ những người có trách nhiệm.

Theo Người Lao Động - Thanh Niên
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên