Chị Lưu Thị Thủy bên vòi nước không có giọt nào - Ảnh: Lâm Hoài |
Về việc xử lý trách nhiệm cụ thể ra sao, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cho biết việc này chủ đầu tư phải rà soát lại quá trình triển khai đầu tư xây dựng dự án để xác định trách nhiệm và xử lý các cá nhân, đơn vị liên quan. |
Bức xúc hơn, khi đây là lần vỡ thứ chín tính từ đầu năm 2012 đến nay và là lần vỡ thứ hai liên tục chỉ trong vòng hai ngày. Đúng vào ngày xảy ra lần vỡ thứ tám (10-7), các đại biểu kỳ họp thứ 10 khóa XIV HĐND TP Hà Nội đã chất vấn gay gắt về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, chủ đầu tư. Tại đây, giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục đã đứng ra nhận trách nhiệm. Thế nhưng đường ống lại tiếp tục vỡ.
Giám đốc Tổng công ty nước sạch Vinaconex Nguyễn Văn Tốn cho biết khoảng 5g sáng cùng ngày, đường ống đã bị vỡ tại km15+670 (điểm đi qua địa bàn huyện Hoài Đức). Ngay sau khi xảy ra sự cố, công ty lập tức huy động ba máy xúc, hai máy cừ và 150 kỹ sư, công nhân đến hiện trường khắc phục, tuy nhiên sự cố lần này sẽ phải khắc phục lâu hơn do đường ống nơi xảy ra điểm vỡ được chôn rất sâu. Phải tới 1g sáng 13-7, tức tận 20 giờ sau khi xảy ra, sự cố mới được khắc phục hoàn toàn để cấp nước trở lại cho người dân Hà Nội.
Lần vỡ ống này, hàng chục ngàn người dân tại các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, một phần quận Cầu Giấy, Hà Đông tiếp tục bị mất nước. Ghi nhận của Tuổi Trẻ cho thấy hàng loạt cửa hàng cắt tóc gội đầu, rửa xe tại đường Nguyễn Trãi (Q.Thanh Xuân) phải đóng cửa từ sáng đến chiều do cúp nước. Anh Hà - chủ tiệm rửa xe trên phố Nguyễn Tuân - ngồi chống cằm cả ngày vì không có nước. “Cứ vài ngày lại cúp nước một lần thế này, mà mỗi lần cúp thì từ sáng tới đêm. Cứ thế này chỉ có phá sản chứ làm ăn gì nữa” - anh Hà thở dài.
Khổ sở nhất phải kể đến các hộ dân khu vực đường Nguyễn Xiển, Kim Giang (Q.Hoàng Mai). Chỉ vào vòi nước khô khốc, chị Lưu Thị Thủy (P.Đại Kim, Q.Hoàng Mai) ngao ngán: “Còn chút ít trong lu dự trữ để nấu ăn, tắm giặt thì phải nhịn thôi, bao giờ có nước rồi tính”. Chị Thủy cho hay do khu vực này áp lực nước yếu nên thời gian có nước trở lại thường lâu hơn những khu vực khác hàng giờ. Đã không ít lần, cúp nước kéo dài hơn một ngày trong khi trong nhà không còn nước dự trữ, chị Thủy phải sang nhà anh trai ở quận khác để ở tạm.
Mới đây, Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã chỉ rõ việc xảy ra vỡ là do chất lượng đường ống dẫn không đồng đều. Ông Nguyễn Văn Tốn thừa nhận đến nay phía tổng công ty luôn trong tình trạng bị động, túc trực vì sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà không xác định trước được.
Cục này khẳng định đơn vị tổng thầu thiết kế còn thiếu kinh nghiệm trong việc lựa chọn các tiêu chuẩn áp dụng trong thiết kế tuyến ống nước sử dụng vật liệu ống composite cốt sợi thủy tinh, không đưa ra đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thi công, lắp đặt tuyến ống. Các nhà thầu thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm trong công tác thi công để một số dị vật như đá khối lớn, bêtông lẫn vào lớp vật liệu cát đắp quanh ống; thiếu tấm đan dàn tải tại một số hầm chui dân sinh, để ống chịu tác động bất lợi trong quá trình vận chuyển, lắp đặt. Còn nhà thầu giám sát thi công xây dựng đã không giám sát chặt chẽ, thiếu trách nhiệm để xảy ra các thiếu sót trong quá trình thi công xây dựng nêu trên. Riêng chủ đầu tư, ban quản lý dự án buộc phải chịu trách nhiệm trong công tác tổ chức, quản lý chất lượng.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
“Nóng” chuyện vỡ đường ống nước sông Đà Lại vỡ đường ống nước sông Đà Vỡ đường ống, 70 ngàn hộ dân mất nước sạchĐường ống nước sông Đà lại tiếp tục vỡ
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận