Theo sử sách Nga, người Ossetia và Ingushetia từng có xung đột từ thời Sa hoàng vì lý do tôn giáo: người Ossetia theo Cơ Đốc giáo trong khi người Ingushetia theo Hồi giáo. Trong lịch sử cận đại, cội nguồn mâu thuẫn giữa người Ossetia và Ingushetia bắt nguồn từ năm 1924, khi Cộng hòa (CH) xã hội chủ nghĩa tự trị Gorskaya bị xóa sổ và từ nước này ba tỉnh mới được thành lập: Chechnya, Ingushetia và Bắc Ossetia. Hạt Prigorodnyi được sáp nhập vào Ingushetia.
Ngày 7-9-2004, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đến Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam đặt vòng hoa và ghi vào sổ tang tưởng niệm các nạn nhân bị sát hại trong vụ bắt cóc con tin tại thành phố Beslan, Cộng hòa Bắc Ossetia. Trong ảnh: Thủ tướng Phan Văn Khải đang ký tên vào sổ tang. |
Năm 1957, sau khi người Chechnya và Ingushetia được phục quyền, hạt Prigorodnyi không trở lại với tỉnh mới thành lập là Chechnya - Ingushetia; đổi lại, tỉnh này được nhận ba hạt của tỉnh Stavropol nằm cạnh biên giới phía bắc của Chechnya - Ingushetia. Sau khi Liên Xô tan rã, Ingushetia cùng Chechnya tách rời thành hai CH tự trị, ba hạt của Stavropol tiếp tục thuộc về Chechnya. Lúc đó, người Ingushetia lại đặt vấn đề lấy lại hạt Prigorodnyi.
Cuộc chiến tranh tháng 10-1992
Trong khi Xô viết tối cao Liên bang Nga còn đang xem xét lại các điều khoản trong Luật phục quyền các dân tộc bị đàn áp thì một số thủ lĩnh Ingushetia quyết định tự mình giải quyết những vấn đề của hạt Prigorodnyi.
Sáng 31-10-1992, tại Prigorodnyi xuất hiện những đội dân quân tình nguyện Ingushetia đầu tiên được trang bị vũ khí và xe thiết giáp. Người Ingushetia nhanh chóng chiếm phần lớn làng mạc, nhưng người Ossetia dưới sự ủng hộ của các dân quân Nam Ossetia đã nhanh chóng đuổi quân Ingushetia ra khỏi biên giới hành chính.
Xung đột tiếp tục đến ngày 2-10. Quân đội liên bang được đưa vào can ngăn hai phe. Cho tới lúc đó khoảng 30.000 người Ingushetia sống ở Prigorodnyi đã bị đuổi khỏi lãnh thổ này. Kết quả là có 500 người chết, trong đó có 100 người Ossetia và 400 người Ingushetia.
Hiệp ước thân thiện không xóa nổi nghi kỵ
![]() |
Tuy nhiên, chính quyền một số làng Ossetia gặp nhiều thảm họa nhất trong cuộc chiến tranh 1992 không muốn các láng giềng cũ quay về. Những nơi người Ingushetia có thể trở về thì quan hệ với người Ossetia không hẳn tốt đẹp. Cả hai phía đều "thủ" sẵn vũ khí và chưa xóa được thù xưa.
Ngòi lửa mới
Tổng thống Putin: "Không đàm phán với những tên ly khai giết trẻ em" Trong cuộc gặp báo giới nước ngoài tối 6-9 tại Matxcơva, Tổng thống Nga V. Putin đã bác bỏ lời kêu gọi mở cuộc điều tra công khai về cuộc giải cứu con tin ở Beslan, nhưng cho biết sẽ điều tra nội bộ. Ông nói điều tra công khai có thể trở thành "sự phô trương chính trị" và sẽ không hiệu quả. Về khả năng đàm phán với khủng bố, ông nói: "Không ai có quyền về đạo lý để kêu gọi chúng tôi phải đàm phán với những kẻ giết trẻ em!". Tổng thống Nga đã loại bỏ khả năng thay đổi chính sách Nga tại Chechnya do sự kiện Beslan. |
Nguồn gốc địa chính trị phức tạp của vùng Kavkaz đã khiến vùng này trở thành một miền đất hứa cho "những kẻ nước ngoài" muốn đầu cơ tình hình tại đây. Trợ lý tổng thống Nga tại khu vực Aslanbek Aslakhanov ngày 6-9 trả lời trên kênh truyền hình "Nước Nga" khẳng định bọn bắt cóc con tin nhận chỉ thị trực tiếp từ nước ngoài. Mục tiêu của những "người bạn nước ngoài" này, theo ông, là làm tan rã nước Nga. Để làm điều đó, họ rót tiền cho những kẻ ly khai để tiếp tay gây rối loạn.
Một ngày sau khi vụ bắt cóc con tin nổ ra, báo Sự Thật Komsomol Nga đã tung ra một bài điều tra về nguồn tiền "quốc tế đen" chảy về Chechnya để khuấy động bất ổn Kavkaz. "Đóng góp" lớn nhất vẫn là nguồn tiền từ các tổ chức khủng bố nước ngoài, kể cả Al Qaeda (tới 50 triệu USD/năm). Ở một số nước (Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Saudi Arabia, Iran, Anh...), tiền đóng góp cho các "lễ hội tôn giáo" đã chảy về túi bọn khủng bố.
Điều đáng lo ngại là trong những điều kiện bùng nổ như thế, theo một số nhà quan sát, chính quyền Liên bang Nga vẫn chưa có một chính sách rõ ràng cho vùng Kavkaz. Bài học Beslan đã thức tỉnh sự khinh suất này như trong diễn văn của mình, Tổng thống V. Putin từng thừa nhận.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận