![]() |
Người anh đã ngoài 60 Lê Huy Hồi hằng ngày chăm sóc người em, nguyên phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng - trung tá Lê Quý Dương (58 tuổi, phó trưởng phòng tổ chức cán bộ Công an Hà Nội) bị ung thư máu do nhiễm phóng xạ tại Viện Huyết học và truyền máu T.Ư - Ảnh: M.Quang |
Nghe đọc nội dung toàn bài: |
Kỳ 1: “Đánh án”Kỳ 2: “Án tử” treo lơ lửng
Trung tá Lê Quý Dương, nguyên phó trưởng Công an quận Hai Bà Trưng, cho biết thời điểm đó đây là một loại tội phạm rất mới, Công an Hai Bà Trưng cũng đã hai lần phá án liên quan đến buôn bán, tàng trữ chất phóng xạ uranium, nhưng kết quả đều phát hiện uranium "dỏm".
Vụ án nhạy cảm
Trung tá Trần Đức Nha, phó đội trưởng Đội cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an quận Hai Bà Trưng, kể: "Sau khi chúng tôi "đánh án" xong cũng muốn tuyên truyền, nhưng đây là một vụ án nhạy cảm nên việc tuyên truyền cũng dừng lại. Thời đó những vụ án kiểu này là loại hình tội phạm rất mới, có nhiều vấn đề đằng sau cần làm rõ cho nên nguyên tắc điều tra và của ngành công an là phải tuyệt đối giữ bí mật. Vì thế, chỉ có một bản báo cáo mật được gửi lên Bộ Nội vụ khi đó (nay là Bộ Công an) với thông tin rằng đã phá xong vụ án tàng trữ buôn bán hàng quí hiếm. Thế thôi".
Chỉ có điều cả người trong cuộc cũng băn khoăn: hồi đó, sau khi máy đo phát hiện không khí trong phòng bị nhiễm xạ, nhưng không hiểu sao từng đấy con người bao năm sau vẫn tiếp tục làm việc trong căn phòng đã bị nhiễm xạ! Khoảng ba năm sau, đội mới được chuyển sang phòng mới, còn “căn phòng chết người” đó bỏ lại và bây giờ trở thành phòng truyền thống của công an quận.
Trung tá Trần Đức Nha nói: "Chúng tôi bị nhiễm xạ loại gì, loại xạ đó nguy hiểm thế nào đến sức khỏe con người, mức độ ảnh hưởng ra sao, liệu có ảnh hưởng đến con cái chúng tôi hay không... Hoàn toàn chưa có cơ quan nào trả lời rõ ràng cho chúng tôi biết. Trong kết luận của Viện Khoa học hình sự (Bộ Nội vụ) ngày 5-7-1995 chỉ nêu “Khối kim loại màu xám đen số hiệu 215-283-44-4 gửi giám định là chất phóng xạ uranium. Cường độ phóng xạ khá mạnh, khoảng cách an toàn với vật thể này phải từ 2m trở lên. Trong chúng tôi hầu hết anh em đã đổ bệnh, không bệnh này thì bệnh khác”. |
Theo ông Lê Bảo Toàn - nguyên chủ nhiệm khoa y học hạt nhân (Viện Quân y 103), kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy 11/17 cán bộ chiến sĩ tham gia chuyên án 027Z-95 tiếp xúc trực tiếp và 20/22 chiến sĩ khác sinh hoạt trong căn phòng chứa tang vật phóng xạ đều bị ảnh hưởng nặng, với các biểu hiện: tức ngực kéo dài, rối loạn tiêu hóa (10 ca); suy nhược thần kinh (hoa mắt, chóng mặt, ăn ngủ kém, đau đầu, ù tai, trí nhớ suy giảm). Đây là biểu hiện sớm từ nhiễm chất phóng xạ. BS Toàn cũng đã theo dõi 39 bệnh nhân này cho đến năm 2002 khi ông nghỉ hưu. Theo BS Toàn, 39 bệnh nhân này trong những đợt khám định kỳ đều cho thấy sức khỏe của họ suy giảm nhanh chóng.
12 năm, kết luận chưa rõ ràng...
Thế nhưng theo trung tá Trần Đức Nha, cho đến thời điểm này, sau hơn 12 năm, các cơ quan chức năng vẫn chưa có kết luận rõ ràng về trường hợp nhiễm xạ của 39 người tham gia chuyên án 027Z-95 năm 1995.
Kết quả khám sức khỏe mới nhất (ngày 11-7-2007) của Bệnh viện Công an TP Hà Nội (và cũng là đơn vị duy nhất trong 12 năm qua thường xuyên khám và có kết luận) về “sức khỏe cán bộ chiến sĩ tiếp xúc với phóng xạ trong vụ phá chuyên án 027Z-95” cũng chỉ ghi chung chung, và đề nghị 18 người “cần điều trị bệnh và điều dưỡng”, 18 người khác “cần được điều trị”. Nhìn vào kết quả này, các chiến sĩ tham gia chuyên án năm xưa cũng chỉ tạm biết trong số những người bị nhiễm xạ, người bị nhẹ “cần được điều dưỡng”, ai nặng hơn thì “cần điều trị bệnh và điều dưỡng”, chứ cụ thể nhiễm nặng nhẹ thế nào, mức độ ra sao thì hoàn toàn không biết... “Trong thời bình, cảnh sát chúng tôi đi làm nhiệm vụ có những anh em bị tai nạn, thậm chí có người tử nạn thì đều được xem xét hưởng chế độ như thương binh - liệt sĩ. Còn chúng tôi đã 12 năm qua có thể do không có kết luận rõ ràng, và cũng có thể do luật chưa có qui định chi tiết nên chúng tôi quá thiệt thòi” - trung tá Nha tâm tư.
![]() |
Anh Lê Văn Hưng: “Chúng tôi chỉ mong muốn anh em được xem xét, giải quyết chế độ như thương binh để phần nào vơi bớt những nỗi đau bao lâu nay phải gánh chịu” - Ảnh: Đ.BÌNH |
Theo ông Hoàng Bang Phiến, vào ngày 20-5-2007 Công an Hà Nội đã có văn bản đề xuất với Bộ Công an về việc xem xét chế độ chính sách thương binh cho các chiến sĩ. Theo ông Phiến, ngoài văn bản trên, đầu tháng 5-2007, đại diện Công an Hà Nội, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ LĐ-TB&XH, Viện Y học hạt nhân... đã cùng ngồi với nhau để bàn bạc về vấn đề trên. Tại cuộc họp, rất nhiều ý kiến khác nhau: có người cho rằng phải tiếp xúc liên tục 24 tiếng với cục xạ hiếm thì mới có thể bị nhiễm xạ. Ở trường hợp này, phần lớn thời gian "ở" Công an quận Hai Bà Trưng, cục xạ được cất giữ trong tủ, buổi tối mọi người đều về nhà. Viện Y học hạt nhân thì cho rằng đặc điểm của thứ xạ này là chiếu xuyên qua người chứ không phải nằm trong người (như chất độc da cam), nên phải đo phóng xạ nguồn mới biết tác hại đến đâu.
Về phía ngành, "năm nào chúng tôi cũng tạo mọi điều kiện tổ chức khám sức khỏe, cũng đưa anh em đi nghỉ điều dưỡng... Nhưng để có một chế độ chính sách khác thì một mình Công an Hà Nội không thể làm gì được. Nếu thực hiện chế độ bệnh binh, các anh sẽ rất thiệt thòi (vì mức hỗ trợ rất thấp). Dù thế nào, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục vì các anh", ông Phiến quả quyết. Còn trung tá Nguyễn Quang Gia thì tâm tình: “Tai nạn này chẳng ai muốn. Công việc khó khăn, luôn đối mặt với hiểm nguy và chẳng ai biết trước được điều gì. Chúng tôi không hề hối hận khi tham gia chuyên án. Ngành cũng đã quan tâm, tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể cho chúng tôi. Chứ còn những đồng nghiệp khác, tôi biết anh em còn nhiều thiệt thòi lắm, chẳng biết kêu ai”.
_______________________________________
Đồng minh OSS trong cuộc kháng Nhật
Có lẽ ít người biết được rằng Hồ Chủ tịch và lực lượng Việt Minh đã từng có mối quan hệ với nước Mỹ, cụ thể là Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) - tiền thân của CIA - nhằm củng cố thêm sức mạnh cho Việt Nam trong thời kỳ giành chính quyền những ngày đầu.
Đây là một tư liệu mới của Mỹ lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam - một công trình được nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về lịch sử quan hệ Việt - Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận