10/03/2009 03:05 GMT+7

"Vẽ bùa" trên da

Ths.BS HÀ NGUYÊN PHƯƠNG ANH (BV Da liễu Đà Nẵng)
Ths.BS HÀ NGUYÊN PHƯƠNG ANH (BV Da liễu Đà Nẵng)

TT - Bệnh nhân N.T.Tiệp, 39 tuổi, nhà ở huyện Đông Giang, Quảng Nam, đau cổ họng một năm nay, vị trí đau thay đổi thường xuyên, đã điều trị nhiều nơi với chẩn đoán viêm họng. Lần này bà đến khám vì môi sưng, cảm giác rần như có con gì bò, sau đó được chẩn đoán viêm môi tiếp xúc.

ejGx5nA3.jpgPhóng to
Z8U7XwV8.jpg
Ấu trùng di chuyển ở da trên cẳng chân, ngón chân - Ảnh: P.Anh

Sau điều trị mười ngày bệnh không đỡ, khoảng nửa tháng sau tại vùng da gần góc miệng P xuất hiện tổn thương da dạng đường, ngoằn ngoèo, màu đỏ hồng, ngứa rần rần, thương tổn kéo dài ra từng ngày. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh ấu trùng di chuyển ở da hay còn gọi phát ban dạng rắn bò, hỏi kỹ thì bệnh nhân kể một năm trước khi đi rừng có uống nước suối bằng lá cây.

Bệnh nhân nam T.V.Hòa, 25 tuổi, làm nghề đào giếng, ở quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, đến khám vì ngứa và nổi mụn nước thành đường ở vùng đùi. Tương tự, bệnh nhân nam N.H.Nghĩa, 36 tuổi, làm nghề trồng cây cảnh, được chẩn đoán viêm da dạng tổ đỉa ở lòng bàn chân do có nổi mụn nước, sau điều trị một tuần, ông hết ngứa nhưng thương tổn kéo dài thành đường ngoằn ngoèo hết chiều rộng bàn chân.

Một bé gái 9 tháng tuổi, xã Hòa Tiến, Hòa Vang, Đà Nẵng, được mẹ đưa đến khám vì ở mông có nhiều đường gờ màu nâu đỏ, một số vị trí hóa mủ, thương tổn lan rộng gần hết nếp lằn mông. Những trường hợp trên, sau khi được chẩn đoán bệnh ấu trùng di chuyển ở da và điều trị phù hợp, bệnh khỏi nhanh, không để lại hậu quả.

Ấu trùng di chuyển ở da thường do ấu trùng giun móc chó hay gia súc (bò, trâu...). Trứng của loài giun móc này nằm trong đất, cát; nở thành ấu trùng chui qua da người, có khi qua niêm mạc vào nội tạng. Những người làm nông nghiệp, đào giếng, câu cá hay mắc phải. Trường hợp trẻ nhỏ thường do ngồi, nằm trên sàn nhà bằng đất ở nông thôn.

Ban đầu người bệnh ngứa khoảng vài giờ sau khi ấu trùng xâm nhập, thương tổn da giống đường kênh mảnh, màu nâu đỏ, ngoằn ngoèo như rắn bò, gờ trên mặt da. Số lượng tổn thương phụ thuộc số ấu trùng xâm nhập, ấu trùng di chuyển vài milimet đến nhiều milimet/ngày. Vị trí thường gặp là ở vùng da tiếp xúc với đất như bàn chân, phần thấp cẳng chân, mông, bàn tay.

Bệnh này có thể tự khỏi sau 4-6 tuần do người là vật chủ cuối cùng, nhưng triệu chứng bệnh có thể làm bệnh nhân lo lắng và khó chịu. Khi được chẩn đoán chính xác thì kết quả điều trị thường nhanh và hiệu quả. Nếu thường xuyên làm công việc tiếp xúc với đất, cát, bạn nên mang găng và đi ủng bằng cao su. Không nên để trẻ em ngồi chơi hay bò trên cát bẩn để tránh nhiều bệnh da khác nữa.

Ths.BS HÀ NGUYÊN PHƯƠNG ANH (BV Da liễu Đà Nẵng)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên