Vây ráp đoàn tàu chở hàng lậuVây ráp, bắt giữ 4 toa hàng lậu trị giá hàng tỷ đồngXem bản tin tiếng Anh
![]() |
Hàng lậu được bốc dỡ xuống tàu tại ga Hà Nội dưới sự giám sát của cảnh sát cơ động - Ảnh: V.DŨNG |
Khi xác định đúng đối tượng khà nghi, cảnh sát sẽ còng tay và áp giải cả người và hàng khi tàu đến ga kế tiếp, nơi lực lượng cảnh sát và an ninh nhà ga chờ sẵn. Đến lúc đó, cảnh sát và người tình nghi sẽ được ưu tiên ra khỏi tàu trước, còn hành khách được tổ tàu thông báo xin lỗi và yêu cầu ra khỏi tàu sau.
Sự việc diễn ra nhanh gọn đến mức đôi khi hành khách cùng 1 toa tàu không nhận ra sự việc.
Một lần khác, tôi được chứng kiến cảnh sát bắt hàng lậu trên xe buýt từ Copenhagen về Thụy Điển. Xe đang chạy gần đến trạm kiểm tra, có 2 cảnh sát chặn xe lại và lên xe. Xe vẫn tiếp tục chạy và cảnh sát một mặt áp tải và yêu cầu lái xe đưa xe vào trạm kiểm tra, một mặt kiểm tra đối tượng khả nghi là hành khách trên xe.
Xe được đưa vào nhà cách ly. Đó là 1 căn nhà bít bùng cách âm không nghe được tiếng động từ bên ngoài. Người tình nghi bị tách riêng kiểm tra, còn hành khách được yêu cầu đem theo hành lý và từng người một vào phòng cách ly khác có cảnh sát và máy scan, loại máy giống ở sân bay, để kiểm tra nhân thân hành khách và hàng hóa. Xe buýt cũng được kiểm tra tương tự.
Sau khi kiểm tra xong, cảnh sát sẽ xin lỗi hành khách và để xe chạy về bến. Sự việc diễn ra trôi chảy và không hề hỗn loạn. Chỉ đến khi 1 cháu bé trên xe hỏi mẹ sao không thấy người ngồi bên cạnh lên xe thì tôi mới biết trên xe có người bị bắt.
Quay lại sự việc "vây ráp đoàn tàu chở hàng lậu". Từ kinh nghiệm trên, đôi khi không phải cứ huy động nhiều cảnh sát là thành công, mà với chiến thuật đúng, vụ việc có thể giải quyết nhanh gọn và an toàn.
Tôi thiết nghĩ đã qua 2 lần kinh nghiệm bị "dân buôn" cướp lại hàng sao vẫn không thay đổi chiến thuật để lại bị cướp hàng lần này nữa? Hóa ra dân buôn lậu chỉ với người và đá, gạch lại "cao cơ" hơn cảnh sát sao?
Thiết nghĩ có rất nhiều cách để tránh tình trạng này. Chẳng hạn, cảnh sát có thể lên tàu từ ga Bắc Lệ, khi tàu chuyển bánh được một lúc thì tiến hành kiểm tra hàng hóa và hành khách. Nếu có dấu hiệu hàng lậu, tiến hành trấn áp đối tượng tránh để đối tượng đánh động cho đồng bọn ở các ga còn lại. Nếu cần có thể trấn áp cả đội tàu nếu nghi đội tàu bắt tay với buôn lậu.
Trong trường hợp hàng lậu nhiều tính bằng nhiều toa tàu thế này có thể gọi điện về ga kế tiếp, yêu cầu đưa 1 đầu tàu để kéo các toa hàng lậu và dân buôn lậu về thẳng Hà Nội kiểm tra mà không ghé qua bất kỳ ga nào dưới sự áp tải của cảnh sát.
Các toa tàu còn lại vẫn chạy theo lịch trình bình thường. Như vậy hàng trăm chiến sĩ cảnh sát huy động ở Gia Lâm chắc không đến nỗi bị "ăn" đá gạch như thế.
Trên đây chỉ là cách nghĩ của một thường dân không nghiệp vụ. Các lãnh đạo ngành cảnh sát có nhiều kinh nghiệm chắc chắn sẽ có nhiều chiến thuật mới hơn là vây ráp ở ga, chiến đấu với đoàn người buôn lậu ném đá gạch, bị cướp hàng lần 1, lần thứ 2 cũng tương tự và có thể có lần thứ n...
Cuối cùng, dù sao cũng xin gửi lời khâm phục đến các anh em cán bộ chiến sĩ cảnh sát đã kiên cường trong trận "bão" người và đá gạch hôm đó.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận