15/12/2010 08:26 GMT+7

Vắng thể thao đâu còn là VTV3

Kỹ sư Đặng Tấn Mầu (nguyên trưởng phòng kỹ thuật Đài truyền hình TP.HCM)
Kỹ sư Đặng Tấn Mầu (nguyên trưởng phòng kỹ thuật Đài truyền hình TP.HCM)

TT - Thật ngạc nhiên khi VTV, đài truyền hình quốc gia, lại đứng trước khả năng có thể không còn được phát nhiều chương trình thể thao trong nước.

h27miS4v.jpgPhóng to
PGS.TS Nguyễn Lân Cường (phải) - nhà khảo cổ học nổi tiếng, nguyên là ủy viên ban chấp hành VFF 2004 - ký tên vào thư ngỏ phản đối K+. Đến chiều qua, thư ngỏ này đã có hơn 29.800 chữ ký, trong đó hơn 9.000 từ mạng vff-fan.vnẢnh: VFF-FAN

Nếu VTV không phải là đài truyền hình quốc gia mà chỉ là một đài truyền hình lớn, có truyền thống phát các chương trình thể thao thì đã là một bước lùi quan trọng. Đằng này VTV là đài truyền hình quốc gia nắm quyền phát sóng toàn quốc, là nơi trông cậy của gần 80 triệu khán giả truyền hình cả nước, lại đối mặt với tình huống có thể bị đặt ra ngoài lề hoạt động truyền hình thể thao trong nước.

Khán giả tưởng chừng như hình tượng VTV trong lòng mình bị sụp mất một mảng quan trọng: mảng thể thao. Điều đó lại càng đáng nói hơn trong bối cảnh từ 20 năm qua VTV đã xây dựng thương hiệu của mình một phần quan trọng là từ thể thao với kênh VTV3, kênh mà tôi nghĩ rằng có đông đảo khán giả hơn hết trên phạm vi cả nước.

Tại một số nước trên thế giới, đài truyền hình quốc gia có thể không phát các chương trình thi đấu thể thao. Đó là thiết kế của họ ngay từ hoạt động ban đầu. Họ không có kênh với thể thao là nội dung chính như VTV3. Đối với họ, trước khán giả không có sự suy sụp nào cả.

Còn đối với VTV, không hiểu họ có tính toán chiến lược gì khác hay không nhưng nếu vẫn muốn phát mà không có cách để sở hữu bản quyền thì sẽ làm ảnh hưởng không tốt trước hết là thương hiệu VTV3 và đáng nói hơn là diện mạo VTV trong mắt khản giả truyền hình cả nước. Việc mất mát về tinh thần thiết tưởng là quan trọng hơn cả.

Có cảm tưởng rằng hoạt động truyền hình tại VN đang đi vào một khúc quanh gắt đòi hỏi bản lĩnh và tài năng của người cầm lái. Thiệt hại không chỉ ở VTV mà chính là ở khán giả truyền hình VN.

Nếu cắt rời thể thao VN ra khỏi “cơ thể” VTV thì từ giờ phút đó, VTV sẽ không còn là VTV như xưa nay nữa.

. Không lẽ VTV trong một ngày, một giờ có thể phụ lòng khán giả truyền hình VN, những người đã chắt chiu đóng góp của mình vào ngân sách để một phần dành vào việc xây dựng VTV có được quy mô như hôm nay. Để rồi đài truyền hình quốc gia, niềm tự hào của khán giả truyền hình cả nước, lại xuôi tay trước tên tuổi truyền hình lạ hoắc lạ huơ nào đó?

Các tín đồ thể thao ở Úc đang sướng rơn khi nhận được món quà Giáng sinh đến sớm từ “ông già Noel” Bộ trưởng Truyền thông Úc Stephen Conroy. Ông bộ trưởng vừa hoan hỉ thông báo kể từ 1-1-2011 người dân xứ kangaroo sẽ được thêm quyền lợi khi được thưởng thức nhiều hơn nữa các sự kiện thể thao lớn nhất qua các kênh truyền hình miễn phí.

Ở các quốc gia phát triển như Úc, những định chế sở hữu trí tuệ như bản quyền truyền hình rất rõ ràng, chẳng ai phản đối và luật cũng phân định rạch ròi giữa truyền hình công ích và truyền hình thương mại từ rất lâu. Tuy nhiên với quy định mới, Chính phủ Úc lại tiếp tục cho thấy họ đã nỗ lực hết mình ra sao để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mọi tầng lớp dân chúng trong việc thưởng thức các sự kiện thể thao qua truyền hình.

Theo quy định mới, các sự kiện thể thao lớn nhất và được công chúng Úc quan tâm nhiều nhất như trận chung kết giải quần vợt Úc mở rộng, trận chung kết giải bóng đá kiểu Úc AFL, giải bóng bầu dục NRL, giải cricket Twenty20, giải đua ngựa Melbourne Cup, các trận từ vòng hai đến trận chung kết World Cup... đều sẽ được phát trực tiếp trên các kênh truyền hình miễn phí.

Các sự kiện khác như Thế vận hội Olympic, chung kết Cúp FA ở Anh, thậm chí giải quần vợt Wimbledon và Mỹ mở rộng cũng được phát chỉ bốn giờ sau khi sự kiện diễn ra ở các kênh miễn phí.

Được biết, Chính phủ Úc đã nỗ lực rất nhiều để đạt được thỏa thuận với các bên liên quan như các đài truyền hình, các liên đoàn thể thao bán bản quyền truyền hình... nhằm tạo ra chính sách phục vụ công chúng xem truyền hình một cách rộng mở hơn. Thậm chí nội các chính phủ còn tiếp tục yêu cầu ông Stephen Conroy phải có cơ chế ràng buộc chặt chẽ với hệ thống truyền hình trong nước phải phát miễn phí các trận đấu hấp dẫn nhất từ giải AFL cho mọi tầng lớp dân chúng thưởng thức, chứ không phải họ chỉ được xem miễn phí các trận “xoàng xoàng” không thôi.

Trước ý kiến của ông Nguyễn Thành Lương, phó tổng giám đốc Đài truyền hình VN (VTV), rằng việc các trận đấu của tuyển VN không phủ sóng đến vùng sâu vùng xa là do lỗi của giám đốc đài tỉnh, nhiều đài truyền hình ở ĐBSCL cho biết họ phải cân nhắc bởi mỗi nhà đài đều có chương trình riêng và còn phải biết chấp nhận quy định của VTV.

Nhà đài An Giang cho biết sẽ phát sóng trận tuyển VN - Malaysia vào tối 15-12 cho dù phải chấp nhận các yêu cầu của VTV2. Ông Cao Quang Liêm, giám đốc Đài truyền hình An Giang, cho biết muốn tiếp sóng VTV2 phải thực hiện đúng nội dung chương trình VTV2, nghĩa là phải phát quảng cáo, bình luận trước và sau trận đấu với thời lượng 75 phút. Và để đáp ứng tấm lòng của người xem đài với tuyển VN, Đài truyền hình An Giang chấp nhận với điều kiện như vậy.

Nhà đài Đồng Tháp cũng khẳng định sẽ phát sóng trận tuyển VN đá vào tối 15-12 cho dù vào thời gian đó rơi vào giờ thời sự của đài và phải bỏ quảng cáo khi phát sóng một trận đá bóng. Ông Bùi Thanh Hồng, phó giám đốc Đài truyền hình Đồng Tháp, nói việc tiếp sóng trước nay của đài không bị VTV đề nghị trả tiền nhưng cũng phải thực hiện một số yêu cầu theo quy định.

* Tin bài liên quan:

“Lỗi do giám đốc đài tỉnh”Phản đối K+Bóng đá cho người giàu, tennis cho người nghèo?VTV3 đâu rồi?

Kỹ sư Đặng Tấn Mầu (nguyên trưởng phòng kỹ thuật Đài truyền hình TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên