Phóng to |
Kỳ thủ Lê Quang Liêm |
Dưới đây là bài viết của anh:
Thật đáng mừng, cuối cùng trí tuệ VN đã được thừa nhận. Đây là số tiền tài trợ thuộc hàng kỷ lục trong các môn thể thao cá nhân VN nói chung và cờ vua nói riêng.
Theo tôi, để Liêm và Sơn tiếp tục phát huy tài năng của mình, hai vận động viên này cần có một đội ngũ HLV hỗ trợ trong việc chuẩn bị các phương án thi đấu ở các giải đấu đỉnh cao.
Đội ngũ này sẽ làm hết những công việc chuẩn bị và có trách nhiệm trình bày tất cả các phương án chơi cho kỳ thủ trước ván đấu. Kỳ thủ chỉ lo ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn trong suốt thời gian giữa các ván đấu. Trong khi đó hiện giờ, theo tôi biết, Liêm hay Sơn phải tự mình làm hết những phần chuẩn bị đó, dẫn đến việc quá sức trong phần sau của ván cờ.
Phóng to |
Và Nguyễn Ngọc Trường Sơn - hai niềm hi vọng của cờ vua VN - Ảnh: L.M.C. |
Cờ vua đã phát triển trên thế giới hơn cả ngàn năm nay. Hiện nay, Liên đoàn Cờ vua thế giới (FIDE) có 158 thành viên trên toàn thế giới với những trường phái cờ rất mạnh của các nước thuộc khối Liên Xô cũ, châu Âu và Bắc Mỹ. Trong khi đó, VN chỉ mới phát triển cờ vua hơn 30 năm, số lượng giải có chất lượng cao chưa nhiều, hệ thống lý thuyết ở VN chưa phát triển.
Ngoài thi đấu cờ vua cho đội tuyển TP.HCM, Từ Hoàng Thông còn mở lò dạy cờ tư nhân mang tên SmartChess Training School. Hiện anh và cộng sự sắp sửa phát hành bộ sách “Khám phá bí ẩn cờ vua” gồm 3 phần: tổng quan, căn bản, sơ cấp, giúp người đọc có thể tự học cờ vua qua những bài viết lý thuyết dễ hiểu kết hợp với phần bài tập từ dễ đến khó. Theo tác giả, bộ sách này sẽ giúp thêm tư liệu cho việc phổ cập cờ vua trong cộng đồng. |
Nói lên điều đó để thấy rằng việc đạt được đẳng cấp hàng đầu thế giới như Lê Quang Liêm hay Nguyễn Ngọc Trường Sơn là nỗ lực quá sức tuyệt vời của hai kỳ thủ này. Đẳng cấp thế giới của Liêm và Sơn thật sự là đẳng cấp thế giới với đầy đủ ý nghĩa của nó chứ không như nhiều trường hợp khác.
Ngược dòng quá khứ của cờ vua VN, còn nhớ ngay từ lần đầu tiên tham gia Olympic cờ vua thế giới năm 1990 tại Novi Sad (Serbia), đội nam VN với Hồ Văn Huỳnh, Từ Hoàng Thông, Đào Thiện Hải, Nguyễn Anh Dũng, Cao Sang, Đặng Tất Thắng đã làm đội tuyển hàng đầu thế giới lúc đó là Mỹ rất bất ngờ ở vòng đấu thứ 2 khi thắng vất vả một đội cờ trẻ trung và không hề có hệ số Elo nào 3-1 (Huỳnh và Thông hòa).
Kể từ đó thế hệ trẻ của đội hình này (Thông, Hải, Dũng, Sang) đều trở thành những đại kiện tướng quốc tế. Đáng tiếc khi họ thiếu sự đầu tư cần thiết để vươn lên tầm cao thế giới do hoàn cảnh lúc đó, dù về mặt tài năng họ không thiếu.
Phóng to |
HLV Từ Hoàng Thông (phải) dạy cờ cho các kỳ thủ nhí tại Trung tâm Smart Chess - Ảnh: TR.D. |
Cũng chỉ mới 3 năm trước thôi, đội tuyển nam Việt Nam (gồm Lê Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn, Đào Thiên Hải, Từ Hoàng Thông, Nguyễn Văn Huy) đã lập thành tích tuyệt vời khi đứng hạng 9 giải Olympic cờ vua thế giới lần thứ 38 tại Dresden (Đức), ngang hàng với những “đại cao thủ” cờ vua thế giới như Nga, Hungary, Tây Ban Nha, Azerbaijan, Gruzia.
Bản thân tôi, một vận động viên cờ VN, cảm thấy rất tự hào khi Liêm có mặt trong giải cờ danh tiếng Spakassen ở Dortmund (Đức) bên cạnh những hảo thủ hàng đầu thế giới và thi đấu thành công ở giải này.
Tóm lại, với hợp đồng tài trợ này, tôi tin Liêm và Sơn sẽ còn gây chấn động làng cờ thế giới hơn nữa với những chiến tích mới.
Cảm ơn nhà tài trợ Phương Trang đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tài năng trẻ của chúng ta chinh phục đỉnh cao thế giới.
Mong rằng Liêm và Sơn sẽ gắng sức tập luyện để làm thế giới phải ngả mũ trước “trí tuệ của người Việt chúng ta”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận