17/01/2008 07:46 GMT+7

"Văn hóa lái xe" ở xứ xe rẻ

KHỔNG LOAN
KHỔNG LOAN

TT - Sự ra đời của chiếc xe siêu rẻ mang tên Nano khiến người Ấn Độ giật mình: có nhiều người dân chỉ học lái sau khi mua được ôtô. Báo International Herald Tribune mô tả sự hỗn loạn trên đường phố Ấn Độ và nỗi lo lắng của người dân.

jLAunfyu.jpgPhóng to
Xe nhiều và thiếu “văn hóa lái xe” là vấn đề lớn ở các nước đang phát triển - Ảnh: IHT
TT - Sự ra đời của chiếc xe siêu rẻ mang tên Nano khiến người Ấn Độ giật mình: có nhiều người dân chỉ học lái sau khi mua được ôtô. Báo International Herald Tribune mô tả sự hỗn loạn trên đường phố Ấn Độ và nỗi lo lắng của người dân.
Nghe đọc nội dung toàn bài:

Mua xe dễ hơn, các hãng đua nhau bán xe trả góp. Ít người để ý đến tác hại của nó với cuộc sống ở đô thị về lâu dài.

Sharma học lái xe

Vài tuần trước, anh Vineet Sharma, 34 tuổi, làm nghề tư vấn về ngành phân bón, đã đạt được ước mơ của đời mình sau nhiều năm cưỡi xe máy. Anh chàng sinh trưởng trong một gia đình truyền thống ở New Delhi này đã mua được chiếc Tata Indica màu xám mới cáu. Chiếc xe này ra đời trước Nano.

Anh cũng không để ý đến việc không có thành viên nào trong gia đình sáu người của anh biết lái. Ngay khi có chìa khóa xe, anh bèn trèo lên lái thử và đâm phải bạn mình. Anh trai của anh thì quẹt vào chiếc xe máy, may mà không ai bị thương nhưng đủ khiến anh sợ hãi và tự hứa là sẽ chỉ ngồi sau tay lái vào những ngày chủ nhật khi đường phố vắng vẻ. Sharma công nhận: "Chúng tôi mua xe trước rồi mới tính chuyện lái xe". Sharma ghi danh theo khóa học lái xe một tuần. Xe Maruti 800 có tấm biển "học lái" đằng trước và giáo viên ngồi kèm.

Báo IHT cho biết trong thời gian này, triển lãm ôtô ở New Delhi đang ra mắt 25 mẫu xe hơi mới và tạo nên một cơn sốt ôtô. Tuần qua, cả thế giới đổ dồn vào tâm điểm New Delhi, nơi người Ấn Độ tự hào về sự ra mắt mà các nhà sản xuất xe hơi nói rằng mang tính "cách mạng". Năm ngoái, người Ấn Độ sắm thêm 1,5 triệu xe. Năm nay, theo ước tính, nước này sẽ vượt qua Trung Quốc để trở thành thị trường xe hơi phát triển nhanh nhất thế giới.

"Văn hóa lái xe"

Kể tội Nano

Nano giá 2.500 USD (khoảng 40 triệu đồng) - chiếc xe "giấc mơ” của tầng lớp trung lưu Ấn Độ, có thể là ác mộng đối với môi trường, không thật sự an toàn cho người sử dụng vì thiếu một vài thiết bị an toàn như túi khí hoặc hệ thống chống bó phanh (giúp bánh xe luôn quay và bám đường trong khi phanh).

Hãng tin IPS cho rằng về giá cả, Tata khó có thể duy trì mức giá 2.500 USD lâu dài. Giá giới thiệu này chưa tính thuế; khi lưu thông, chi phí xe sẽ lên 3.819 USD. Ngay cả chủ tịch Ratan Tata cũng hé lộ về việc giá siêu rẻ khó duy trì "một cách cảm tính", vì giá thép và giá cao su đang tăng.

Nano siêu rẻ một phần do chính quyền ở Tây Bengal, nơi có nhà máy sản xuất xe, trợ cấp khoảng 1/4 chi phí vốn ban đầu của dự án. Chính quyền cấp 400ha gần như miễn phí, cho Nano vay 50 triệu USD với lãi suất 1% và giảm thuế giá trị gia tăng trong mười năm. Tata tiết kiệm được 125 triệu USD.

Nhưng những sai sót của Nano sẽ rõ ràng hơn khi xe lăn bánh trên đường được một thời gian.

Ngày đầu tiên học lái, Sharma đã thêm phần lo lắng. Xe của anh bị kẹt giữa những chiếc xe đạp chở ba bình gas tấn công bốn phía, lúc thì xe ba bánh đang chở máy photocopy... Nhiều người đi bộ vượt qua đường phân vạch hoặc xếp thành hàng dày đặc chờ sang đường không theo trật tự. Có lúc xe đi sai đường xô thẳng vào đầu xe anh. Anh không lái nhanh được và rất sợ, như thú nhận của anh. Ngồi sau bánh lái, Sharma mới nhận thấy hình như không ai quan tâm tới việc đi vào phần đường lưu thông của mình.

Suvashish Choudhary, phó Phòng giao thông New Delhi, tỏ ý lo ngại về xe giá rẻ. "Điều tôi lo lắng không phải là lượng xe tăng mà chính là các lái xe. Mỗi xe mới có thêm một lái xe mới - mà những người này không được đào tạo cẩn thận để lái xe tử tế trong thành phố". Với dân số gần 16,5 triệu người, mỗi ngày New Delhi có thêm 650 phương tiện mới lưu thông trên đường. Số liệu mới nhất cho biết có 5,4 triệu phương tiện tất cả, tăng gấp năm lần trong 20 năm qua. Cứ hai xe máy thì có một ôtô.

Thực tế mà Choudhary chứng kiến: ai cũng cố giành đường, ai cũng muốn là người đi đầu khi đèn đỏ chuyển sang đèn xanh; thiếu vạch dành cho người đi bộ nên người đi bộ thường đi chung với xe; ai cũng tìm chỗ trống để leo lên mà không nghĩ tới chuyện tắc đường. Ông gọi là "thiếu văn hóa lái xe".

Khi đó, những người đi bộ chịu khổ. Cứ hai nạn nhân của một tai nạn giao thông chết người ở Ấn Độ thì có một người đi bộ. Thi thoảng, người ta lại thấy có tin người vô gia cư ngủ trên đường phố bị cán chết. Tuần trước, một chiếc xe điên đã đâm vào một cảnh sát giao thông và dông thẳng.

Còi xe to cũng là một "gia vị” cho những người sành điệu lái xe. Nó tự động kêu khi chiếc xe lùi. Đèn quá chói sáng cũng là thứ được người ta chọn lựa. Rồi sáng sáng, người ta thấy những học sinh ngồi sau tay lái, đi với tốc độ "bò ra đường" và những người lái xe lâu năm thì bấm còi inh ỏi phía sau.

Học xong khóa học lái xe, Sharma quyết định: cái xe bốn bánh ấy, dù là ước mơ của anh, cũng không phải lúc nào cũng thực tế. Xe máy rẻ hơn và nhanh hơn. Người hướng dẫn anh, ông Amit Yadav, đồng ý với nhận định này. Ông đi làm bằng xe máy. "Giao thông ở đây tệ quá nên không đáng phải đi ôtô” - ông nói.

KHỔNG LOAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên