Làm sao để được nhận tiền bồi thường? Quên tiền bồi thường của dân suốt... 10 năm
Bà Khương cho biết bà nhận công văn của Chi cục Thi hành án Nam Đàn (Nghệ An) yêu cầu bà viết lại đơn vì “chưa đáp ứng đầy đủ điều 31 Luật thi hành án dân sự năm 2008 và điều 4, điều 6 nghị định 52 của Chính phủ năm 2009” trong khi đơn bà viết theo mẫu của chi cục. Sau đó, bà lại bị yêu cầu nộp bản án gốc trong khi bà đã nộp từ năm 2012. Đến khi cán bộ văn phòng chi cục thi hành án tìm thấy bản án gốc trong hồ sơ lưu trữ thì ông Nguyễn Lĩnh Nhượng - chi cục trưởng Chi cục Thi hành án huyện Nam Đàn - lại yêu cầu bà Khương phải lên huyện Anh Sơn nơi Văn Bá Ý (người phải thi hành án - PV) đang ở với vợ mới cưới để xác minh tài sản. Bà Khương trình bày: “Ý cưới vợ đang ở chung với bố mẹ ở huyện Nam Đàn. Mẹ Ý cho biết Ý đang về quê vợ làm ăn, không phải ra ở riêng thì làm sao tôi biết Ý làm ăn ở đâu trong huyện Anh Sơn mà đi xác minh?”.
Ông Thái Thanh Quý - bí thư Huyện ủy Nam Đàn - cho biết: “Sau phản ánh của báo Tuổi Trẻ, tôi đã yêu cầu chi cục trưởng Chi cục Thi hành án báo cáo bằng văn bản về vụ việc này. Ông Nhượng cho biết rất khó thực hiện thi hành án vì người phải thi hành án phụ thuộc kinh tế vào vợ. Tôi sẽ làm việc tiếp với ông Nhượng, nếu khó khăn trong thi hành án thì phải tìm cách khắc phục. Báo cáo một đường lại yêu cầu dân một nẻo là không chấp nhận được”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận