14/12/2006 02:15 GMT+7

Vận chuyển cấp cứu chưa đáp ứng nhu cầu

L.TH.H. - NGỌC HÀ
L.TH.H. - NGỌC HÀ

TT - Hệ thống cấp cứu thuộc Sở Y tế TP.HCM chưa đáp ứng được các yêu cầu cấp cứu riêng lẻ của người dân; xe cấp cứu chỉ được trang bị ở mức tối thiểu và thường sử dụng cho việc chuyển viện hằng ngày của các đơn vị; Bệnh viện cấp cứu (BVCC) Trưng Vương đang gặp nhiều khó khăn khi cấp cứu, vận chuyển cấp cứu qua số điện thoại 115.

Tình hình giao thông tắc nghẽn làm chậm trễ, xe không vào được địa điểm cần cấp cứu... Bác sĩ Lê Thị Cúc - phó giám đốc BVCC Trưng Vương, cho biết như vậy tại hội thảo “Thiết lập, điều hành, quản lý một mạng lưới cấp cứu ngoại viện” do BVCC Trưng Vương phối hợp với hai trung tâm cấp cứu Marseille và Grenoble (Pháp) tổ chức ngày 12-12.

BVCC Trưng Vương kiến nghị TP và ngành y tế sớm xây dựng Trung tâm Hồi sức cấp cứu đạt chuẩn và có sân bay trực thăng cấp cứu; bổ sung phương tiện cấp cứu.

Bệnh viện tuyến trung ương: thuốc nội chưa đầy 10%

Điều tra về chi phí cho bệnh nhân tại các bệnh viện mới đây của Bộ Y tế cho kết quả: số tiền chi cho thuốc nội chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp trong tổng số tiền dành để chi phí thuốc men cho bệnh nhân. Bệnh viện càng ở tuyến trên càng ít sử dụng thuốc nội. Cụ thể, ở bệnh viện tuyến trung ương, thuốc nội chiếm chưa đầy 10% tổng số thuốc bệnh viện dùng. Tại bệnh viện tuyến tỉnh, tỉ lệ sử dụng thuốc nội là 30,4%, trong khi ở bệnh viện tuyến huyện tỉ lệ này là 70,8%.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia kinh tế, khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giá thuốc nhập khẩu sẽ tăng do vấn đề bản quyền và bằng sáng chế. Do đó, nếu khâu điều trị vẫn lạm dụng thuốc ngoại thì viện phí sẽ phải “đội” lên theo. Cũng theo điều tra này, hiện nay chi phí cho thuốc chiếm khoảng 30% tổng chi phí nằm viện của một bệnh nhân.

L.TH.H. - NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên