Tổ chức: báo Tuổi Trẻ, ĐH An Giang Tài trợ: Ông bà Dương Quang Thiện (TP.HCM)

Nghe đọc nội dung toàn bài:
Cô gái ấy tên Đinh Thị Tươi (quê ấp Sơn Hiệp, xã An Bình, huyện Thoại Sơn, An Giang) ước mơ ngày về với những mô hình làm ăn hiệu quả cùng những dự án xóa nghèo. Nhưng thôi, đó là ước mơ, còn bây giờ đường đến giảng đường của cô chắc chắn vẫn còn nhiều gian truân.
Tươi đang học năm 2 (hệ đại học) ĐH An Giang, ngành phát triển nông thôn. Tươi thuộc dạng “hàng hiếm” của lớp vì chỉ cao 1,45m, nặng khoảng 40kg nhưng lại học rất giỏi. Bạn bè thường gọi Tươi là “cô bé ốc tiêu”. “Nhỏ xíu vậy chứ hoạt động, phong trào nào cũng có mặt ốc tiêu”, Đào Thị Phượng - bạn học cùng lớp với Tươi nói khẽ. Hôm gặp Tươi, “ốc tiêu” đang bước khập khiễng đến lớp: thì ra đó là hậu quả một trận thi đấu... bóng đá với lớp bạn.
Gia đình gắn với ruộng đồng nên từ nhỏ Tươi đã biết ra đồng mò cua, bắt ốc, cắt lúa kiếm tiền phụ giúp gia đình trong mùa lũ. Vậy mà cô vẫn luôn là học sinh giỏi nhiều năm liền hồi phổ thông và cũng rất ngoan. Đinh Thị Thắm - chị gái Tươi - bảo: “Từ nhỏ Tươi ước mơ trở thành kỹ sư nông nghiệp làm việc ngay trên đồng lúa quê hương”.
Hôm nay, 27-10, trao 75 học bổng cho SV ĐH An Giang
9g sáng nay 27-10 sẽ diễn ra lễ trao học bổng “Vượt khó - học giỏi” dành cho 75 SV đang theo học tại Trường ĐH An Giang. Mỗi suất học bổng trị giá 2 triệu đồng, do ông bà Dương Quang Thiện (TP.HCM) tài trợ.
Thế nhưng giấc mơ giản đơn ấy ngỡ như vụt tắt khi vừa chuẩn bị lên lớp 12 mẹ Tươi bị sỏi thận, rồi tai biến mạch máu não khiến bà ngã quị, liệt nửa người. Thằng út mới học hết lớp 3 đã mang chứng bệnh thần kinh thường hay lên cơn đột xuất. Người cha phải bán đất để trả nợ.Năm 2006, đậu vào ngành phát triển nông thôn ĐH An Giang. Cô lủi thủi nhập học với vài bộ đồ cũ cùng với trên 1 triệu đồng tiền ba vừa tất tả vay nóng, trong đó có 900.000 đồng dành để đóng học phí. Vừa học Tươi vừa xin rửa chén ở quán cơm, bán quán nước, phụ bán cháo lòng nhưng mỗi lần đi xin Tươi đều nhận những cái lắc đầu vì “người ta thấy em nhỏ xíu, sức khỏe yếu nên không ai nhận...”.
Yêu ngành phát triển nông thôn vì “mình hai lúa chánh hiệu mà”, Tươi bảo, rồi rủ rỉ tâm sự: “Quê mình ngoài hai vụ lúa chính trong năm thì bà con nông dân hầu như không có việc gì làm nên nghèo hoài, có khi còn nảy sinh tệ nạn. Một số người bỏ quê mưu sinh khắp nơi, thu nhập bấp bênh”. Và Tươi lại hăm hở nói về ước mơ sẽ thành lập tại quê một hợp tác xã nông nghiệp; phối hợp cán bộ nông nghiệp địa phương chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con. Nơi đó còn có “sàn giao dịch” để bà con nông dân tìm kiếm việc làm, chia sẻ kinh nghiệm, lợi nhuận, hỗ trợ vốn cho bà con...
Ba ước mơ từ đồng lũ
Nghe đọc nội dung toàn bài:



Hằng ước mơ ra trường sớm để san sẻ gánh lo cho gia đình và đưa cha đi trị bệnh đau cột sống, để mẹ không phải đi bán xôi vỉa hè. Nhưng bây giờ nghĩ đến khoản học phí 900.000 đồng và nỗi lo cơm áo hằng ngày của gia đình, Hằng dự định sẽ bán chiếc xe đạp để lo. Một người hàng xóm bảo: “Nghe nói xóm trên có người tìm gia sư dạy cho con họ”. Nghe xong, Hằng vội chia tay với chúng tôi, đạp xe đi ngay trong mưa vì sợ lỡ cơ hội...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận