08/08/2011 20:00 GMT+7

Tuổi 22 của người nổi tiếng - Kỳ 1: Stephen Hawking

BRAD DUNN
BRAD DUNN

TTO - Tuổi 22 của người nổi tiếng (tác giả Brad Dunn, NXB Trẻ phát hành tháng 7-2011), tập hợp những câu chuyện về những quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của nhiều người nổi tiếng, xảy ra xung quanh thời điểm họ bước sang tuổi 22.

PMJGsL0y.jpgPhóng to
TTO - Tuổi 22 của người nổi tiếng (tác giả Brad Dunn, NXB Trẻ phát hành tháng 7-2011), tập hợp những câu chuyện về những quyết định mang tính bước ngoặt trong cuộc đời của nhiều người nổi tiếng, xảy ra xung quanh thời điểm họ bước sang tuổi 22.

Độc giả sẽ được biết về quãng thời gian đặc biệt này của nhiều chính trị gia, nhà khoa học, nghệ sĩ, văn sĩ, vận động viên…lừng danh như: Stephen Hawking, Audrey Hepburn, Brad Pitt, Harrison Ford, Marilyn Monroe, Oprah Winfrey, Ernest Hemingway, Helen Keller…

Tủ sách Tuổi Trẻ Online trích giới thiệu một số nhân vật trong cuốn sách vào lúc 20g mỗi đêm.

Nghị lực chống lại bản án tử hình

Stephen Hawking bước sang tuổi 22 vào ngày 8-1-1964

Ở tuổi 22, Stephen Hawking mắc phải căn bệnh nghiệt ngã và được cho là sắp chết, nhưng ông đã hành động như vừa được tái sinh. Khi hầu hết những người trưởng thành trẻ tuổi chào đón tương lai rộng mở tràn trề triển vọng, Hawking đã bị trao cho một án tử hình. Các bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh Lou Gehrig ngay sau sinh nhật 21 của ông. Chứng bệnh đó đang tiến triển nhanh chóng, và bác sĩ nói rằng ông chắc chắn không thể sống quá 25 tuổi. Tuy nhiên, sau khi chìm sâu vào trầm cảm, nhà vật lý trẻ tuổi đã tìm thấy được sự hồi phục sức mạnh ở một nguồn động lực không ngờ tới.

Sinh ra ở Oxford, Anh vào năm 1942, Hawking là một đứa trẻ vô cùng thông minh nhưng vụng về trong giao tiếp xã hội. Ông muốn nghiên cứu toán học, nhưng cha của ông, một nhà nghiên cứu y khoa nổi tiếng, đã thuyết phục ông học ngành y. Sau khi thảo luận với cha mẹ, Hawking đã quyết định học khoa học tự nhiên và vật lý học tại Oxford, trường cũ của cha mình. Chỉ ba năm sau khi tốt nghiệp, nhà khoa học trẻ tuổi quyết định theo đuổi tấm bằng Tiến sĩ ngành vũ trụ học tại Cambridge.

Tuy nhiên, trong suốt năm 1962, Hawking nhận thấy mình trở nên vụng về, khó khăn trong việc buộc giày, và thỉnh thoảng gặp khó khăn khi nói. Trong dịp nghỉ Giáng sinh, mẹ ông đã thuyết phục ông đi khám. Một loạt các kiểm tra đã cho thấy kết luận đáng kinh ngạc về sự tiến triển của bệnh thần kinh vận động (MND). Và tất cả những hứng thú của ông về việc học vũ trụ học, những kế hoạch cho tương lai, xem như trở nên vô nghĩa.

Hawking bị chìm sâu vào trầm cảm và trốn biệt trong phòng. “Tôi cảm thấy đời mình như một tấm bi kịch. Tôi bắt đầu nghe nhạc của nhà soạn nhạc Wagner”, ông kể. “Tôi xem âm nhạc của Wagner thật sự phù hợp với tâm trạng u tối của tôi”.

Hawking cũng nhớ lại thời gian đó ông luôn ước gì mình có được cơ hội sinh ra lần thứ hai. “Trước khi tình trạng sức khỏe của tôi được chẩn đoán, tôi đã luôn cảm thấy chán nản với cuộc sống. Dường như không có điều gì đáng cho tôi làm. Nhưng không lâu sau khi ra khỏi bệnh viện tôi mơ thấy mình chuẩn bị nhận bản án tử hình. Tôi chợt hiểu ra rằng đã có rất nhiều thứ đáng để làm, nếu tôi được giảm nhẹ bệnh”.

Dẫu cho giấc mơ được giảm nhẹ bệnh dường như không thể xảy ra, Hawking đã tìm thấy cảm hứng trong một lĩnh vực mà ở đó ông chưa bao giờ có được nhiều may mắn: tình yêu. Ông đã yêu Jane Wilde, một phụ nữ trẻ mà ông gặp qua một người bạn của gia đình. Cô đã cảm phục Hawking, hứa hẹn sẽ chăm sóc ông khi tình trạng sức khỏe của ông xấu đi. Và không lâu sau, cô đón nhận lời cầu hôn của Hawking trong hạnh phúc. Hawking nhớ lại: “Sự hứa hôn đã thay đổi cuộc đời tôi. Nó đã cho tôi một nguồn sức mạnh để sống”.

Trong tâm trạng héo hon bởi cái chết sắp đến, những suy nghĩ của Hawking bấy giờ tập trung vào vị hôn thê của mình. Ông muốn cưới cô trước khi chết, nhưng quy tắc xã hội yêu cầu ông trở thành một người có công việc làm trong xã hội. Để được kết hôn, ông cần một công việc; để có một công việc, ông cần một học vị tiến sĩ; để có được học vị tiến sĩ nghĩa là ông phải trở lại làm việc. Ở tuổi 22, Hawking đã quyết định quên đi sự trầm cảm của mình. “Bạn cần phải đủ chín chắn để nhận thức được rằng cuộc sống không công bằng. Hãy làm những gì tốt nhất trong điều kiện của mình”, sau này Hawking nói. “Bởi vậy, tôi đã bắt đầu đi làm lần đầu tiên trong đời. Ngạc nhiên thay, tôi nhận ra rằng mình thích được làm việc”.

Ông cũng đặt ra mục tiêu rất cao: kế hoạch viết luận án của ông là áp dụng lý thuyết độc nhất của Roger vào cả vũ trụ. Ông đã làm kinh ngạc các giáo sư và đồng nghiệp với công trình sáng tạo của mình.

Năm 1965, Hawking công bố luận án của mình và được Cambridge trao bằng tiến sĩ. Tác phẩm này đã tạo ra sự ngưỡng mộ trên toàn thế giới về vũ trụ học và tạo ra một sự nghiệp vững chắc cho Hawking. Ngay sau khi nhận bằng tiến sĩ, ông đã kiếm được một công việc. Và ngay sau đó, ông kết hôn với Jane Wilde.

Đó là năm 1965, và khoảng thời gian ông được tiếp tục sống dường như không còn bao lâu nữa. Khi tình trạng sức khỏe của ông trở nên tồi tệ, Hawking vẫn tiếp tục công việc của mình với sự giúp đỡ của vợ. Ông quyết định sống từng ngày và tận hưởng từng khoảnh khắc cuộc sống còn lại. Điều đó đã diễn ra được hơn 40 năm, và nhà khoa học trẻ từng bị trao cho một án tử hình ở ngay độ tuổi 20 từ lúc đó đến nay vẫn tiếp tục đẩy mạnh công trình của Einstein và mở rộng sự hiểu biết của nhân loại về vũ trụ.

****************************************

Kỳ tới: Huyền thoại âm nhạc đồng quê Johnny Cash

BRAD DUNN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên