Khi nói Tào Tháo rượt không phải là nói ông Tào Tháo sống dậy rượt, đuổi mình; mà tiếng lóng của cụm từ này là chỉ sự đi đại tiện nhiều lần (hơn mức bình thường) của người nào đó (do ăn uống không hợp vệ sinh...). Ví dụ như: “Đi ăn cỗ xóm trên về là nó bị Tào Tháo rượt suốt 2 ngày liền”. <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />
* Lý Thông: Là nhân vật trong truyện Thạch Sanh - Lý Thông với tính cách gian trá, độc ác, lợi dụng bạn bè. Khi ai đó bị gọi là đồ Lý Thông, điều đó có nghĩa là người đó có mưu mô, hành động mờ ám, lời nói dối trá, và thường hay chôm chỉa đồ của người khác. Dân gian ta thường có câu ca dao vui rằng: “Con người mỗi lúc một đông/ Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều”.
* Bùi Kiệm: Nhân vật trong truyện Lục Vân Tiên. Tiếng lóng có nghĩa là chê ai đó học dốt, học dở. Chẳng hạn “Thằng đó học như Bùi Kiệm mà đòi đi thi đại học!”.
* Chặt đẹp, chém đẹp: Tiếng lóng có nghĩa là mắc quá, mắc hơn mức bình thường. Ví dụ: “Uống có trái dừa nước không hà mà tiệm đó nó chặt đẹp tao tới 50.000đ”.
THẾ NGỌC (Tiền Giang)
Tuổi Trẻ Cười số 422 (15-02-2011) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận