16/01/2015 00:10 GMT+7

​Tự động hóa quan trắc môi trường

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường

Việc đưa các trạm quan trắc môi trường tự động tại Việt Nam đã góp phần tăng cường năng lực cảnh báo và giám sát môi trường, phục vụ lập cơ sở dữ liệu về môi trường…

Căn cứ quan trọng để xử lý ô nhiễm

Hoạt động quan trắc môi trường luôn là một hoạt động không thể tách rời của công tác bảo vệ môi trường, có nhiệm vụ cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi trường ở các phạm vi khác nhau để phục vụ các yêu cầu tức thời hay dài hạn của các cấp quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Từ nhiều năm nay, hoạt động quan trắc môi trường ở cả trung ương và địa phương tiếp tục được duy trì và phát triển, trong đó đã trọng tâm vào các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, các đô thị, các lưu vực sông bị ô nhiễm nặng.

Qua đó, cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác giáo dục truyền thông, xây dựng các chương trình, dự án khắc phục ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước các lưu vực sông Cầu, sông Đáy - sông Nhuệ, sông Sài Gòn - Đồng Nai.

Báo cáo của Trung tâm Quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường), hiện trung tâm đang được trang bị đầy đủ về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin như hệ thống máy chủ mạnh và đồng bộ, hệ thống mạng được bảo mật.

Trung tâm đang cung cấp một số hệ thống thông tin như cổng thông tin quan trắc môi trường; cổng thông tin lưu vực sông (LVS) Cầu, Cổng thông tin LVS Nhuệ - Đáy, cổng thông tin LVS Đồng Nai – Sài Gòn (đang xây dựng).

CsWxFx2m.jpg

Hệ thống cơ sở dữ liệu quan trắc cũng được trung tâm cập nhật thường xuyên. Đến nay, trung tâm đã thu được 116.837 mẫu và 982.693 bản ghi.

Trung tâm cũng đang lưu giữ số liệu của 12 chương trình quan trắc của Tổng cục Môi trường; số liệu của 21 trạm quan trắc của mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia (6 thành phần môi trường: không khí, nước, lao động, chất thải rắn, phóng xạ, đất) và số liệu quan trắc định kỳ của các tỉnh các năm 2012 và 2013…

Từ những kết quả này giúp cho cơ quan chức năng giám sát liên tục, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường và đưa ra những giải pháp phù hợp hơn trong công tác quản lý bảo vệ môi trường.

Tăng cường đầu tư

Có thể nói, cùng với hình thức quan trắc thu mẫu và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm, việc xây dựng các trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục là một công cụ hữu hiệu để nâng cao chất lượng của số liệu quan trắc, tạo ra sự đồng bộ, liên tục về dữ liệu môi trường.

Các trạm quan trắc tự động, liên tục có thể cảnh báo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Trung tâm Quan trắc Môi trường (Tổng cục Môi trường) cho biết, tại Việt Nam, từ năm 2009 đến nay, 7 trạm quan trắc tự động môi trường không khí đã được Bộ TN&MT đầu tư, lắp đặt tại 6 tỉnh: Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng và Khánh Hòa; riêng tại Hà Nội được đầu tư 2 trạm.

Các thông số quan trắc liên tục bao gồm các thông số khí tượng (nhiệt độ, hướng gió, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, áp suất), các thông số ô nhiễm.

Kể từ khi đi vào hoạt động đến nay, các trạm khí đều cung cấp chuỗi số liệu quan trắc liên tục theo thời gian, tỷ lệ số liệu quan trắc đạt được cao.

Có thể nói, việc đầu tư xây dựng 7 trạm khí đã mang lại nhiều lợi ích và ý nghĩa to lớn, phục vụ đắc lực cho công tác giám sát, cảnh báo, đồng thời cung cấp số liệu cho các cơ quan quản lý và bảo vệ môi trường.

Trong thời gian tới, Bộ TN&MT nói chung và Tổng cục Môi trường nói riêng sẽ tiếp tục đầu tư, lắp đặt, mở rộng mạng lưới trạm khí tại các tỉnh/thành khác để có được bộ số liệu quan trắc đầy đủ, bao quát về hiện trạng môi trường không khí trên cả nước.

Từ đó, có thể cung cấp nguồn thông tin liên tục về hiện trạng môi trường không khí tới cộng đồng thông qua hệ thống mạng internet, hệ thống bảng điện tử.

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên