10/11/2005 07:14 GMT+7

Từ điển động đất

QUỐC THANH st
QUỐC THANH st

TT - Địa chấn (động đất) là những chấn động sinh ra trong lòng đất. Chấn động này sinh ra từ sự chuyển động của các mảng lục địa của trái đất, làm rung chuyển hoặc nứt, sụt lở…

-Dư chấn là những chấn động được truyền từ tâm của động đất đến vùng địa lý nào đó, thường lan truyền theo hình đồng tâm.

-Độ Richter là đơn vị đo năng lượng động đất. Còn cường độ chấn động được đo bằng thang cường độ chấn động. Năng lượng thì không thay đổi đối với mọi trận động đất, nhưng cường độ chấn động thay đổi từ vị trí này sang vị trí khác trong một trận động đất. Ví dụ động đất ở Vũng Tàu mạnh 5,5 độ Richter, gây nên chấn động mạnh cấp 5 ở Phan Thiết, chấn động mạnh cấp 4 ở TP.HCM...

- Đứt gãy: vỏ trái đất không phải rắn chắc và liên tục mà chia thành các mảng. Các mảng này cũng không đứng yên mà chuyển động. Ranh giới giữa các mảng chính là các đứt gãy lớn. Khi hình thành và phát triển trái đất, vỏ trái đất sẽ xuất hiện nhiều hệ thống đứt gãy. Các đứt gãy này được hiểu là chỗ yếu trong vỏ trái đất và là nơi có thể tích lũy năng lượng chuyển động của các mảng, đồng thời năng lượng đó được giải tỏa dưới dạng sóng đàn hồi, tạo nên động đất.

Tuy nhiên, vì lịch sử phát triển trái đất rất lâu dài nên tồn tại nhiều hệ thống đứt gãy. Chỉ có các đứt gãy hoạt động trong thời gian hiện tại mới có thể phát sinh động đất. Trong các hệ thống đứt gãy hiện tại chỉ có khoảng 10% là những đứt gãy hoạt động, và trong số 10% đứt gãy hoạt động này cũng chỉ có khoảng 10% là các đứt gãy có khả năng phát sinh động đất.

QUỐC THANH st
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên