Bài dự thi Tự hào sử Việt
Thái Hậu đến thăm, hỏi “Nhỡ khi trời bắt ông mất thì ta có thể cắt đặt ai thay ông được?". Tô Hiến Thành đã không do dự mà trả lời: "Hãy cử Trần Trung Tá"...
............................................................
Tô Hiến Thành quê ở Ô Diên, nay là xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Ông sống vào khoảng cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIII, dưới thời trị vì của vua Lý Anh Tông. Ông là người thông minh, cương trực, văn võ song toàn. Chính vì vậy mà được vua tin cậy. Cuộc đời của ông được người đời gọi là ngừơi có “Trái tim trong trắng”*, “Tấm lòng của Thái úy vằng vặc như vầng nhật nguyệt giữa trời” .
Câu 3, kỳ 4 - Giai đọan 1 "Hào khí Bạch Đằng": “Tóm tắt câu chuyện “Tiến cử nhân tài” nói về danh nhân Tô Hiến Thành. Câu chuyện này gợi cho bạn suy nghĩ gì về việc đánh giá, tuyển chọn và sử dụng nhân tài?” |
Đáp lại lòng tin của Vua, Tô Hiến Thành nói: “Thần xin đem hết gan óc, lòng thành phò giúp ấu vương để đền ơn lòng tin của bệ hạ…”*.
Tuy nhiên, khi vua mất đi, trong triều đình xảy ra rất nhiều sự tranh chấp. Chiêu Linh Thái Hậu thì muốn lập con của mình là Lý Long Xưởng lên làm vua nên đã sai quân lính đem vàng bạc, châu báu đến hối lộ cho vợ của Tô Hiến Thành. Biết được điều đó, Tô Hiến Thành đã nói với vợ rằng: “Ta là bậc đại thần, nhận lệnh của tiên đế dặn lại giúp bày vua bé, nay lấy của hối lộ mà bỏ vua này, lập vua kia thì còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới suối vàng. Làm việc bất nghĩa mà được giàu sang, kẻ trung thần nghĩa sĩ có vui gì đâu”*.
Trong việc tuyển chọn, sắp xếp các quan vào chức phận cho thỏa đáng thì Tô Hiến Thành đã phân ra làm ba loại người và nhận xét về ưu nhược điểm của từng loại người đó sắp xếp họ vào đúng vị trí và năng lực của mình. Ông khéo chọn những người điềm tĩnh, ôn nhu, đứng đầu các Đài, Viện và các trọng trách, thu hút được người tốt làm theo cho nên công việc trị nước có nhiều thuận lợi.
Khi ông lâm bệnh, Tham chi chính sự lúc đó là Vũ Tán Đường ngày đêm chầu trực, hết mực chăm sóc, hầu hạ bên giường ông, còn quan đại thần Trần Trung Tá lại bận lên biên thùy bàn việc định giới với nước láng giềng nên ít đến thăm, kể cả lúc Tô Hiến Thành sắp mất.
Khi bệnh tình càng nguy kịch, Thái Hậu đến thăm và có ý dò hỏi “Nhỡ khi trời bắt ông mất thì ta có thể cắt đặt ai thay ông được?". Tô Hiến Thành đã không do dự mà trả lời: "Hãy cử Trần Trung Tá". Thái Hậu thấy vậy nói: “Trung Tá mải mê công danh, mà Tán Đường thì ngày đêm bên cạnh ông, sao ông không cất nhắc Tán Đường?". Tô Hiến Thành đáp: “Vì Thái Hậu hỏi người thay tôi thì tôi nói là Trung Tá, chứ nếu nói đến người quên mình, vì bạn, vì nghĩa tình mà chăm sóc nhau, thì tôi phải nói đến Tán Đường trước chứ!".
Câu chuyện không chỉ để lại cho chúng ta bài học về một con người có “Trái tim trong trắng”, một người trung thực, ngay thẳng, vô tư, trong sáng mà còn cho chúng ta một bài học quý giá hơn đó là việc đánh giá, tuyển chọn và sử dụng nhân tài. Việc nhận biết, việc đánh giá, tuyển chọn và sử dụng những nhân tài là rất quan trọng. Phải biết sử dụng, phân công họ làm sao cho đúng với vị trí, với sở trường, khả năng họ có thể. Chỉ có vậy họ mới có điều kiện phát huy hết khả năng của mình và cống hiến một cách tốt nhất cho đất nước.
Lịch sử nghìn năm của dân tộc Việt Nam chính là minh chứng hùng hồn cho điều đó. Từ những năm tháng Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta trong những điều kiện vô cùng khó khăn. Nếu Đảng và Bác không không thu hút và sử dụng những nhân tài một cách hợp lý thì khó có thể giành được thắng lợi.
Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa, trong điều kiện “Thế giới phẳng” với sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật đòi hỏi đất nước phải có nhiều nhân tài và sử dụng nhân tài một cách hợp lý để có thể tiếp cận được các tiến bộ đó và phát triển đất nước…
![]() |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận