Nhà sử học Dương Trung Quốc tặng ảnh chân dung Trương Vĩnh Ký cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam - Ảnh: T.ĐIỂU
Theo ông Phúc Tiến, Trương Vĩnh Ký từng làm việc cho người Pháp, nhưng ông vẫn là người yêu nước theo cách của mình.
"Cụ lớn lên vào buổi giao thời nhưng là người tiên phong phát triển văn hóa hiện đại Việt Nam trên nền văn hóa cổ truyền, với hơn 100 tác phẩm đã in và 40 tập di cảo.
Cụ phổ biến truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu - một tác giả chống Pháp, cụ viết những tác phẩm dạy chữ quốc ngữ nhưng thực ra là để truyền bá những câu chuyện lễ nghĩa của phương Đông, cụ đưa mục Sử An Nam lên Gia Định Báo, cụ viết sách lịch sử Việt Nam, viết lịch sử Sài Gòn trước khi người Pháp vào, đăng bài hịch chống Pháp của Nguyễn Tri Phương trên tạp chí Thông Loại Khóa Trình... Trương Vĩnh Ký yêu nước theo cách của cụ" - nhà báo Phúc Tiến nói.
Quanh câu chuyện này, nhà sử học Dương Trung Quốc nói: "Yêu nước thì ai cũng yêu nước, đừng ai đòi độc quyền yêu nước. Chỉ là chủ nghĩa yêu nước của mỗi người thể hiện khác nhau, thậm chí xung đột nhau về lợi ích".
Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân khẳng định với những gì mà Trương Vĩnh Ký để lại thì ông là tác giả quốc ngữ lớn và phong phú nhất từ khi chúng ta dùng chữ quốc ngữ. Nhưng nghịch lý là ông lại chính là một trong những tác giả mà hậu thế đặt nhiều câu hỏi và đặt quá nhiều phủ định nhằm vào ông.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận