10/12/2022 09:14 GMT+7

'Trường đại học' thành 'đại học': Quan trọng ở chất lượng, không hơn thua ở cái tên

CÔNG DŨNG
CÔNG DŨNG

TTO - Câu chuyện Trường đại học Bách khoa Hà Nội được chuyển thành Đại học Bách khoa Hà Nội thu hút dư luận và sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc TTO trong tuần qua.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn cho biết: "Việc trở thành đại học chỉ là thay đổi cấu trúc và quản trị cho phù hợp chứ không phải là việc được nâng lên đẳng cấp khác. Đại học chưa chắc đã đẳng cấp hơn trường đại học".

Theo nhiều bạn đọc, "quan trọng nhất vẫn là chất lượng đào tạo chứ không phải hơn thua nhau cái tên gọi" (Nguyễn Thành Phước). "Tên muốn đổi gì thì đổi, nhưng chất lượng đào tạo làm sao phải xứng tầm với cái tên được đổi mới là yếu tố đáng quan tâm" (Nguyễn Thị Bé).

Cùng quan điểm, bạn đọc Thiết Trường cho rằng tên gọi thay đổi, theo đó cách quản trị cũng thay đổi. Cốt lõi là chất lượng, dù tên gọi có thay đổi hay không. Bạn đọc tên Hùng cũng chung ý kiến: "Muốn tốt thì cần thay đổi cái cốt lõi, thay đổi đội ngũ quản lý chứ đừng quá đặt nặng về tên mà quên đi giá trị cốt lõi! Nội hàm tốt thì phát triển mới bền vững. Ngoại hàm chỉ là thương hiệu để hỗ trợ nội hàm phát triển".

Và theo bạn đọc Trung, trước hết cần nâng cao chất lượng giáo dục để bạn bè năm châu công nhận việc đó mới đáng tự hào.

Sau vụ tài xế lùi xe tải tông chết ba mẹ con tại Phú Yên, tuần qua bạn đọc đưa ra nhiều ý kiến về việc cần thiết phải lắp camera lùi xe. Đa số bạn đọc cho rằng phải nhanh chóng triển khai việc này, dù có tốn kém đi chăng nữa. 

Trong khi đó, một số bạn đọc nhấn mạnh "quan trọng nhất vẫn là ý thức con người, cho dù có lắp, có trang bị đến... vệ tinh đi nữa mà không ý thức thì cũng thua thôi".

Bạn đọc Nguyễn Văn Chu viết: "Quan trọng nhất vẫn là ý thức được nguy cơ khi lùi xe. Gắn camera rồi và bất cẩn lùi nhanh như ông tài xế trong vụ này thì cũng như không, vì camera lùi bao giờ cũng có độ trễ nhất định khi ta chuyển số về số lùi. Vì vậy, ý thức của người lái xe là vô cùng quan trọng".

DuongThuDuc

Phần đường để lưu thông hư hỏng, toàn sỏi do thi công dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân - Ảnh: ĐỨC PHÚ

Gần 100 phản hồi cho ý kiến về câu chuyện Sở Giao thông vận tải TP.HCM lần thứ năm có văn bản yêu cầu TP Thủ Đức chỉ đạo chủ đầu tư chấn chỉnh công tác thi công dự án thoát nước bầy hầy.

Sau hơn hai năm khởi công, nhà thầu thi công dự án thoát nước đường Võ Văn Ngân làm ì ạch, đến nay "lô cốt" từ công trình này vẫn choán hết mặt đường gây khổ sở cho người dân đi lại và các hộ kinh doanh gần đó.

Nhiều ý kiến bạn đọc đề nghị bêu tên nhà thầu không đủ năng lực để cấm tham gia các dự án khác, chấm dứt tình trạng chủ đầu tư hứa lèo sau các lần Sở Giao thông vận tải TP cảnh báo.

"Bài toán cải tạo - nâng cấp hạ tầng đô thị cần phải có tổng chỉ huy có đủ quyền lực để phối hợp nhịp nhàng giữa các ngành cầu đường - cấp thoát nước - điện lực - thông tin liên lạc thì mới mong đáp ứng được tiến độ và chất lượng.

Chứ như hiện nay, nhà thầu làm đường phải chờ ông cấp thoát nước hay ông điện lực - thông tin di dời hay xử lý phần việc liên quan thì mới làm được nên thường xuyên tiến độ thi công không đạt" - bạn đọc Hoàng Vũ viết.

Bộ Giáo dục - đào tạo nói gì về Bộ Giáo dục - đào tạo nói gì về 'trường đại học' và 'đại học'?

TTO - Thứ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Hoàng Minh Sơn trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về chuyện "trường đại học" và "đại học" thu hút sự quan tâm của dư luận.

CÔNG DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên