23/03/2005 15:00 GMT+7

Trường Đại học Kinh tế TPHCM

TTO
TTO

TTO - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (cũ) thành lập 1976 trên cơ sở sáp nhập trường Đại học Luật khoa Sài Gòn và các trường Đại học Kinh tế khác của miền Nam trước ngày giải phóng, thành Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

BEjzysHV.jpgPhóng to
TTO - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM (cũ) thành lập 1976 trên cơ sở sáp nhập trường Đại học Luật khoa Sài Gòn và các trường Đại học Kinh tế khác của miền Nam trước ngày giải phóng, thành Trường Đại học Kinh tế TP.HCM trực thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Năm 1996 thành lập Trường Đại học Kinh tế thuộc Đại học Quốc Gia TPHCM trên cơ sở hợp nhất Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Trường Đại học Tài chính Kế toán TPHCM và Khoa Kinh tế của Trường Đại học Tổng hợp TPHCM.

Năm 2000, Trường Đại học Kinh tế được tách ra khỏi Đại học Quốc gia TPHCM , trở thành Trường Đại học Kinh tế TPHCM trọng điểm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường Đại học Kinh tế TPHCM hiện đang đào tạo 7 ngành và các chuyên ngành sau đây:

1. Ngành kinh tế:- Kinh tế học- Kinh tế kế hoạch và đầu tư- Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực- Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn- Kinh tế quản lý cộng đồng- Kinh tế thẩm định giá

2. Ngành quản trị kinh doanh: Gồm 7 chuyên ngành sau: - Quản trị kinh doanh - Quản trị chất lựơng- Thương mại- Kinh doanh quốc tế- Ngoại thương- Du lịch- Marketing

3. Ngành tài chính-ngân hàng: Gồm 4 chuyên ngành sau: - Tài chính nhà nước- Tài chính doanh nghiệp- Kinh doanh bảo hiểm- Ngân hàng

4. Ngành kế toán

5.Ngành hệ thống thông tin kinh tế: Gồm 3 chuyên ngành sau:- Thống kê- Toán kinh tế- Tin học quản lý

6. Ngành kinh tế chính trị học

7. Ngành luật học: Gồm 1 chuyên ngành:- Luật kinh doanh (Đây là ngành học mới, Trường tuyển sinh từ năm 2005)

* Chuyên ngành kinh tế học: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm nghiên cứu viên trong các Viện nghiên cứu kinh tế, làm việc trong các định chế tài chính trong nước và quốc tế, trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương, trong các doanh nghiệp tư nhân và nhà nước, làm giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng và THCN.

* Kinh tế lao động và quản lý nguồn nhân lực: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan quản lý vĩ mô ở trung ương như các bộ, cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu cho đến các Phòng tổ chức các bộ, quản trị nhân sự của các cơ quan thành phố, địa phương; các công ty, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

* Kinh doanh quốc tế: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc trong các doanh nghiệp với môi trường kinh doanh toàn cầu và các nền văn hoá khác nhau...

* Chỉ tiêu tuyển sinh 2005: 4700* Số chỗ trong ký túc xá: 300* Điểm chuẩn chung cho tất cả các ngành năm 2004: 16,5

TTO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên