* TS đến muộn khi tính giờ làm bài, không được dự thi* TS phân ban thi theo đề riêng* TS được mang gì vào phòng thi?* Những lưu ý TS trong kỳ thi
![]() |
Giám thị gọi thí sinh vào phòng thi sáng 30-5 (ngày thi đầu) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2007 tại Hội đồng thi Trường THPT Lương Thế Vinh, quận 1, TP.HCM - Ảnh: Quốc Dũng |
Theo qui chế, buổi thi đầu tiên, TS cần có mặt tại hội đồng thi trước giờ nhận đề 60 phút, các buổi thi sau TS có mặt trước 30 phút. Tuy nhiên, tốt nhất TS cần đi sớm, đề phòng các sự cố kẹt xe, tắc đường hay xe bị hư.
Thời gian bắt đầu làm bài cho buổi thi sáng là 7g30, buổi thi chiều là 14g30 (giờ phát đề thi buổi sáng là 7g25, đối với môn thi trắc nghiệm là 7g15 và buổi chiều là 14g25, đối với môn thi trắc nghiệm là 14g15).
Lịch thi và đề thi
Các môn thi tốt nghiệp đối với TS học chương trình THPT phân ban thí điểm và chương trình THPT kỹ thuật thí điểm giống như các môn thi tốt nghiệp đối với TS học chương trình THPT không phân ban hiện hành.
TS dự thi tốt nghiệp THPT thi viết sáu môn: văn, toán, ngoại ngữ, vật lý, sinh học, lịch sử; trong đó các môn ngoại ngữ, vật lý, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, các môn còn lại thi tự luận. Với môn ngoại ngữ, TS phải thi một trong các thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật; những TS học môn ngoại ngữ không đủ ba năm được thi thay thế bằng môn hóa học (thi theo hình thức trắc nghiệm).
TS dự thi tốt nghiệp bổ túc THPT thi viết sáu môn: văn, lịch sử, địa lý, toán, hóa học, sinh học; trong đó các môn hóa học, sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm, các môn còn lại thi tự luận.
TS học chương trình THPT phân ban thí điểm được thi theo đề thi riêng. Nội dung đề thi dựa trên mặt bằng kiến thức cơ bản của ban khoa học tự nhiên và ban khoa học xã hội và nhân văn. Đề thi gồm hai phần: phần các câu hỏi chung cho tất cả các TS và phần các câu hỏi riêng theo đặc điểm chương trình từng ban. TS học theo ban nào phải làm phần đề thi riêng của ban đó; TS làm cả hai phần đề thi riêng (dù làm hết hay không hết, dù làm đúng hay không đúng) là vi phạm qui chế thi và không được chấm điểm bài làm phần đề thi riêng; phần chung vẫn được chấm điểm.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, có đề thi trắc nghiệm riêng cho các đối tượng TS học chương trình: THPT không phân ban; THPT phân ban thí điểm; THPT kỹ thuật thí điểm; bổ túc THPT (giáo dục thường xuyên). Đề thi gồm 40 câu trắc nghiệm đối với các môn vật lý, hóa học, sinh học và 50 câu đối với các môn ngoại ngữ, thời gian làm bài là 60 phút.
Thời gian làm bài của TS (không kể thời gian phát đề): các môn văn và toán: 150 phút/môn, các môn thi trắc nghiệm: 60 phút/môn, các môn còn lại: 90 phút/môn.
Lịch thi tốt nghiệp THPT:<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> | |||||
Ngày |
Buổi |
Môn thi |
Thời gian làm bài |
Giờ phát đề thi |
Giờ bắt đầulàmbài |
28-5-2008 |
Sáng |
Văn |
150 phút |
7g25 |
7g30 |
Chiều |
Sinh học |
60 phút |
14g15 |
14g30 | |
29-5-2008 |
Sáng |
Vật lý |
60 phút |
7g15 |
7g30 |
Chiều |
Lịch sử |
90 phút |
14g25 |
14g30 | |
30-5-2008 |
Sáng |
Toán |
150 phút |
7g25 |
7g30 |
Chiều |
Ngoại ngữ |
60 phút |
14g15 |
14g30 | |
Hóa học |
60 phút |
14g15 |
14g30 | ||
Lịch thi tốt nghiệp Bổ túc THPT: | |||||
28-5-2008 |
Sáng |
Văn |
150 phút |
7g25 |
7g30 |
Chiều |
Sinh học |
60 phút |
14g15 |
14g30 | |
29-5-2008 |
Sáng |
Địa lý |
90 phút |
7g25 |
7g30 |
Chiều |
Lịch sử |
90 phút |
14g25 |
14g30 | |
30-5-2008 |
Sáng |
Toán |
150 phút |
7g25 |
7g30 |
Chiều |
Hóa học |
60 phút |
14g15 |
14g30 |
Thí sinh được mang gì vào phòng thi?
Theo qui chế thi tốt nghiệp THPT (kể cả hệ bổ túc) của Bộ GD-ĐT, TS chỉ được phép mang những vật dụng sau vào phòng thi: bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì, compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; các vật dụng này không được gắn linh kiện điện, điện tử; Atlat địa lý Việt Nam đối với môn thi địa lý, do Nhà xuất bản Giáo Dục ấn hành; không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu.
Bộ GD-ĐT đã qui định thống nhất khi vào phòng thi tốt nghiệp THPT cũng như tuyển sinh ĐH, CĐ 2008, TS chỉ được sử dụng loại máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản và không có thẻ nhớ. Cụ thể, đối với nhãn hiệu Casio có các loại: fx95, fx220, fx500A, fx500MS, fx570MS, fx570ES; đối với nhãn hiệu Sharp có các loại: EL124A, EL250S, EL506W, EL509WM; đối với máy tính hiệu Canon có các loại: FC45S, LS153TS, F710, F720; đối với máy tính hiệu VinaCal có các loại: 500MS, 570 MS. Ngoài ra, TS có thể sử dụng các máy tính cầm tay khác có tính năng tương đương các loại máy kể trên.
Thí sinh không được phép mang gì vào phòng thi?
Những vật dụng TS không được phép mang vào khu vực thi là các thiết bị thu phát, điện thoại di động, máy nhắn tin, máy MP3, MP4, bút ghi âm (máy ghi và phát âm như chiếc bút viết), các thiết bị có sử dụng thẻ nhớ, các phương tiện thông tin liên lạc với bên ngoài.
Kể từ lúc tính giờ làm bài, TS có tài liệu ngoài qui định (kể cả trong người hay trong ngăn bàn) sẽ bị đình chỉ thi môn TS vi phạm và tất cả các môn còn lại dù sử dụng hay chưa sử dụng. Tất cả TS đã bị xử lý kỷ luật do vi phạm qui chế thi cũng sẽ không được dự kỳ thi tốt nghiệp THPT và bổ túc THPT lần 2 tổ chức vào tháng 8-2008 (nếu có).
Những lưu ý trong phòng thi
Những trường hợp TS trong phòng thi trao đổi bài, nhìn bài bạn, mất trật tự... sẽ bị nhắc nhở, khiển trách lần đầu. Nếu cán bộ coi thi phải nhắc nhở nhiều lần những lỗi kể trên hoặc TS trao đổi giấy nháp, ngồi không đúng chỗ, đúng số báo danh... sẽ bị xử lý ở mức cảnh cáo.
TS sẽ bị xử lý ở mức đình chỉ thi tất cả các môn còn lại và hủy kết quả thi nếu bị phát hiện mang tài liệu vào phòng thi dù sử dụng hay chưa, nhận bài giải sẵn từ bên ngoài dưới bất kỳ hình thức nào, bị phát hiện dùng bài thi hoặc giấy nháp của người khác, mang điện thoại vào phòng thi dù mở máy hay tắt máy...
Mức độ xử lý cao nhất: cấm thi 1-2 năm sẽ được áp dụng đối với những TS có hành vi hành hung giám thị, giám khảo, người phục vụ ở hội đồng coi thi, chấm thi, gây rối làm mất trật tự ở khu vực thi gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, ngay cả khi đã thi xong, trong quá trình chấm thi, nếu phát hiện các bài thi giống hệt nhau do chép bài của nhau hoặc bài giải từ bên ngoài chuyển vào vẫn bị xử lý hủy kết quả thi; thậm chí có thể thu hồi cả bằng tốt nghiệp đã cấp. Những TS bị cảnh cáo, đình chỉ thi ở kỳ thi lần 1 sẽ không được dự thi tốt nghiệp lần 2.
Trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi
Trường hợp TS đến muộn nhưng chưa đến thời điểm tính giờ làm bài thì giám thị lập biên bản và cho TS dự thi. Tất cả trường hợp đến muộn hơn thời điểm đã bắt đầu tính giờ làm bài: 7g30 đối với môn thi buổi sáng và 14g30 đối với môn thi buổi chiều đều không được dự thi. Như vậy, các buổi thi TS cần có mặt lúc 6g15 và buổi chiều lúc 13g15 để kịp giờ thi. Thí sinh không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với môn thi tự luận, TS chỉ được ra khỏi phòng thi khi hết 2/3 thời gian làm bài của môn thi và phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp. Trong trường hợp đặc biệt, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của giám thị trong phòng thi và phải chịu sự giám sát của giám thị ngoài phòng thi hoặc cán bộ của hội đồng do chủ tịch hội đồng coi thi phân công. |
Có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ qui định, chấp hành hiệu lệnh của hội đồng coi thi và hướng dẫn của giám thị. Xuất trình thẻ dự thi hoặc chứng minh nhân dân cho giám thị khi gọi đến tên và số báo danh của mình. Giám thị cho phép mới được vào phòng thi; ngồi đúng chỗ ghi số báo danh trong phòng thi.
Khi nhận đề thi, phải kiểm soát kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhòe, mờ phải báo cáo ngay với giám thị phòng thi, chậm nhất 15 phút sau khi phát đề.
Chỉ được mang vào phòng thi các vật dụng đã được cho phép. Khi làm bài, tuyệt đối không được trao đổi bàn bạc, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi.
Bài thi phải viết rõ ràng, không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì (trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên phiếu trả lời trắc nghiệm); chỉ được viết bằng một loại bút, một thứ mực (trừ mực đỏ); phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo; không được tẩy xóa bằng bất kỳ cách gì.
Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng viết ngay. Khi nộp bài thi phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào phiếu thu bài thi. Không làm được bài cũng phải nộp giấy thi. Không nộp giấy nháp thay giấy thi.
6 điều thí sinh cần nhớ khi thi trắc nghiệm
Đề thi trắc nghiệm do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn. Các câu trắc nghiệm trong đề thi đều có bốn lựa chọn A, B, C, D. Đề thi được in sẵn và có nhiều phiên bản (mỗi phiên bản có một mã đề thi), do máy tính tự động xáo trộn thứ tự câu cũng như thứ tự các phương án A, B, C, D. Số phiên bản đề thi do máy tính xáo trộn là nội dung được bảo mật đến khi thi xong.
Trong phòng thi, mỗi TS được phát một tờ phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) và một tờ giấy nháp đã có chữ ký của hai giám thị. TS cần giữ cho tờ phiếu TLTN phẳng, không bị rách, bị gập, bị nhàu, mép giấy bị quăn. TS làm bài trên phiếu TLTN được in sẵn theo qui định của Bộ GD-ĐT, để chấm bằng hệ thống tự động (gồm máy quét và máy tính với phần mềm chuyên dụng).
1. Ngoài những vật dụng được mang vào phòng thi như qui định trong qui chế thi, đểlàm bài trắc nghiệm, TS cần mang theo bút chì đen (loại mềm: 2B,...6B), dụng cụ gọt bút chì, tẩy chì, bút mực hoặc bút bi (mực khác màu đỏ). Nên mang theo đồng hồ để theo dõi giờ làm bài. Không nên gọt đầu bút chì quá nhọn; đầu bút chì nên dẹt, phẳng để nhanh chóng tô đen ô trả lời. Khi tô đen ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh. Nên có vài bút chì đã gọt sẵn để dự trữ khi làm bài.
2. Ngay sau khi nhận được phiếu TLTN,TS dùng bút mực hoặc bút bi điền đầy đủ bằng chữ vào các mục để trống từ số 1 đến số 8; ghi số báo danh với đầy đủ các chữ số (kể cả chữ số 0 ở đầu số báo danh, nếu có) vào các ô vuông nhỏ trên đầu các cột của khung số báo danh (mục 9). Sau đó chỉ dùng bút chì, lần lượt theo từng cột tô kín ô có chữ số tương ứng với chữ số ở đầu cột. Lưu ý chưa ghi mã đề thi (mục 10).
3.Khi nhận đề thi, TS phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép. Khi cả phòng thi đều đã nhận được đề thi, được sự cho phép của giám thị, TS bắt đầu xem đề thi.
Phải kiểm tra để đảm bảo rằng đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi (ở cuối trang). Nếu có những chi tiết bất thường, TS phải báo ngay cho giám thị để xử lý.
Thí sinh lưu ý đừng để bài thi bị nghi là “đánh dấu bài” Để tránh trường hợp vô tình bị nghi là đánh dấu bài, TS cần phải: - Không nên viết những dấu hiệu như: dấu các loại *, (… hay các dấu tương tự trước phần trình bày. Ví dụ: TS không nên ghi là *Câu 1 mà chỉ ghi là Câu 1 mà thôi. Dưới góc giấy thi cũng không để các dấu hiệu như trên. - Dưới các để mục không nên tô đậm hoặc gạch chân hai, ba lần. - Không tô chậm chữ “Bài làm”, “Câu hỏi” trên giấy thi. - Không chừa bất kỳ khoảng trống hay khoảng trắng bất thường nào trên giấy thi. - Nhiều TS cũng hay có thói quen đánh dấu chấm hết cuối bài làm là ./. nhưng cũng không nên sử dụng. - Không được viết nhiều màu mực khác nhau. Tốt nhất TS nên thủ sẵn ba cây viết có cùng màu mực khi đi thi, tránh chuyện đang viết phần đầu bài thì đậm, càng về sau càng nhạt lại chuyển sang bút khác thì không được. |
4. Khi trả lời từng câu trắc nghiệm, TS cần đọc kỹ nội dung câu trắc nghiệm. Phải đọc hết trọn vẹn mỗi câu trắc nghiệm, cả phần dẫn và bốn lựa chọn A, B, C, D để chọn phương án đúng (A hoặc B, C, D) và chỉ dùng bút chì tô kín ô tương ứng với chữ cái A hoặc B, C, D trong phiếu trả lời trắc nghiệm. Chẳng hạn TS đang làm câu 5, chọn C là phương án đúng thì TS tô đen ô có chữ C trên dòng có số 5 của phiếu TLTN.
5. Cần chú ý những điều sau đây:
a) Làm đến câu trắc nghiệm nào TS dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm, ứng với câu trắc nghiệm đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi rồi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, vì dễ bị thiếu thời gian.
b) Tránh việc chỉ trả lời trên đề thi hoặc giấy nháp mà quên tô trên phiếu TLTN.
c) Chỉ tô các ô bằng bút chì. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, TS dùng tẩy tẩy thật sạch chì ở ô cũ, rồi tô ô khác mà mình mới lựa chọn.
d) Số thứ tự câu trả lời mà TS làm trên phiếu TLTN phải trùng với số thứ tự câu trắc nghiệm trong đề thi. Tránh trường hợp trả lời câu trắc nghiệm này nhưng tô vào hàng của câu khác trên phiếu TLTN.
e) Tránh việc tô 2 ô trở lên cho một câu trắc nghiệm (vì câu trắc nghiệm chỉ được chấm nếu chỉ có 1 phương án trả lời).
f) Không nên dừng lại quá lâu trước một câu trắc nghiệm nào đó; nếu không làm được câu này TS nên tạm thời bỏ qua để làm câu khác; cuối giờ có thể quay trở lại làm câu trắc nghiệm đã bỏ qua nếu còn thời gian. Cố gắng trả lời tất cả các câu trắc nghiệm của đề thi để có cơ hội giành điểm cao nhất; không nên để trống một câu nào (không trả lời).
6. Khi thi trắc nghiệm, TS phải tuân thủ các qui định chung trong qui chế thi hiện hành và những yêu cầu về thi trắc nghiệm:
a) Chỉ có phiếu TLTN mới được coi là bài làm của TS. Bài làm phải có 2 chữ ký của 2 giám thị.
b) Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực không phải là mực đỏ và tô chì đen ở ô trả lời; không được tô bất cứ ô nào trên phiếu TLTN bằng bút mực, bút bi.
c) Khi tô các ô bằng bút chì, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; không gạch chéo hoặc chỉ đánh dấu vào ô được chọn.
d) Ứng với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô 1 ô trả lời.
e) Để cho bài làm của TS được chấm (bằng máy) TS phải giữ phiếu sạch sẽ, không làm rách, làm nhàu hoặc có vết gấp, mép giấy bị quăn.
f) Ngoài 10 mục cần ghi trên phiếu bằng bút mực và các câu trả lời tô chì, TS tuyệt đối không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu TLTN. Bài có dấu riêng sẽ bị coi là phạm qui và không được chấm điểm.
g) TS có thể viết nháp trên giấy nháp nhưng không được chép lại bất cứ câu trắc nghiệm nào của đề thi ra giấy. Không được tháo rời từng tờ của đề thi. TS làm xong bài phải ngồi tại chỗ, không nộp bài trắc nghiệm trước khi hết giờ làm bài.
h) Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài TS phải ngừng làm bài, bỏ bút xuống, úp sấp đề thi và phiếu TLTN xuống mặt bàn, chờ nộp phiếu TLTN và đề thi theo hướng dẫn của giám thị. TS không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN và đề thi. Khi nộp phiếu TLTN, TS phải ký tên vào danh sách TS nộp bài.
i) TS chỉ được rời khỏi chỗ của mình sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép TS ra về.
j) TS được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình; để được phúc khảo, TS làm các thủ tục theo qui chế.
Hướng dẫn cách ghi phiếu trả lời trắc nghiệm A. Phần ghi bằng chữ: Thí sinh dùng bút mực hoặc bút bi (không phải là mực đỏ) để viết, không được phép thay đổi màu mực và nét chữ. 1. Ghi chính xác và đầy đủ các phần để trống từ mục 1 đến mục 8. 2. Ghi chính xác và đầy đủ phần số của Số báo danh và Mã đề thi (có in trên đề thi) vào các ô vuông của mục 9 (Số báo danh) và mục 10 (Mã đề thi). (Xem thí dụ bên dưới) * Lưu ý: Mục 9 (Số báo danh) thí sinh ghi phần chữ số của số báo danh và thêm các chữ số 0 vào bên trái (nếu chưa đủ) cho đủ 6 chữ số. B. Phần tô các ô tròn: Thí sinh dùng bút chì 1. Trong mục Số báo danh và Mã đề thi, trên mỗi cột chỉ tô một ô có số thích hợp. Thí dụ: Thí sinh có số báo danh QSXD1-00639 hoặc QSKD1-00639, nhận đề thi số 048 (có in trên đề thi). Thí sinh sẽ ghi số vào các ô vuông và tô đen ô tròn có số tương ứng trong mỗi cột như sau:
Thí sinh cần xem kỹ thí dụ trên để ghi và tô chính xác các mục Số báo danh và Mã đề thi của mình. 2. Khi thay đổi câu trả lời, thí sinh chọn ô trả lời mới và tẩy ô cũ thật sạch, tránh làm rách phiếu trả lời. 3. Lưu ý các trường hợp câu trả lời không được chấm: a. Gạch chéo vào ô trả lời.b. Đánh dấu 3 vào ô trả lời.c. Không tô kín ô trả lời.d. Chấm vào ô trả lời.e. Tô 2 ô trở lên cho một câu.f. Khi thay đổi câu trả lời, thí sinh tô một ô mới nhưng tẩy ô cũ không sạch.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận