Bản án tử hình được xem lại sau 45 nămHungary: cảnh sát bạo hành dân, thủ tướng phải tạ lỗiNhà báo được tự do thể hiện quan điểm
Những biện pháp đó là: công khai danh tính, cách chức, khai trừ Đảng, bắt giam để điều tra và chuyển hồ sơ cho cơ quan tư pháp xét xử trong thời gian nhanh nhất.
Cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc cho rằng đây là tiền lệ chưa từng có trong công cuộc chống tham nhũng ở nước này. Chuyên gia nghiên cứu luật pháp Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Zhou Hanhua nhận định hiện tượng quan tham hoành hành trong ngành tư pháp Trung Quốc đang đe dọa nghiêm trọng đến tính công bằng của pháp lý và ảnh hưởng rất lớn đến xã hội.
Cán cân công lý bị bẻ cong
Ủy ban chính trị và luật pháp Trung Quốc hôm 24-2 thừa nhận nhiều “công bộc của dân” trong ngành tư pháp đang cố tình bẻ cong luật pháp bằng việc nhận hối lộ để can thiệp vào các phiên tòa, tìm cách giảm án cho phạm nhân đang ngày một trầm trọng ở nước này.
Mới đây, Bộ Tư pháp Trung Quốc đã công bố danh tính các quan chức trong ngành dính đến tham nhũng. Thời Báo Hoàn Cầu ngày 14-2-2014 cho biết chánh án tòa hình sự Tòa án nhân dân tỉnh Hồ Bắc - Zhang Hui đã bị cách chức, khai trừ Đảng và sắp bị chuyển cho cơ quan tư pháp để khởi tố vì hành vi nhận hối lộ, bao che và can thiệp để phóng thích tù nhân trái luật. Cơ quan thanh tra kỷ luật đảng Hồ Bắc phát hiện từ năm 2010 Zhang dan díu với một nữ luật sư họ Wang và đã nhận hối lộ gần 30.000 USD từ tòa án cấp dưới để giảm án cho nhiều bị cáo.
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, các băng nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu mafia, gian lận tài chính và hối lộ để chạy chức là ba loại người thường đút lót cho quan chức ngành tư pháp nhất.
Tỉ phú bỏ tiền xóa án
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc hôm 24-2 tuyên bố đang lật lại vụ án 24 nghi can là cán bộ tư pháp, chánh án, cảnh sát, giám thị trại giam và luật sư ở Quảng Đông đã hỗ trợ cho Zhang Hai - chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn nước giải khát Jian Libao - đào tẩu ngoạn mục ra khỏi nhà tù năm 2011.
Cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc cho biết năm 2007, Zhang Hai bị phát hiện lạm dụng số tiền hơn 33 triệu USD của doanh nghiệp. Tháng 9-2008, Tòa án tối cao tỉnh Quảng Đông tuyên án Zhang 10 năm tù giam. Song với tiềm lực mạnh về tài chính, từ trong tù Zhang đã nhờ người tình dùng tiền đút lót cho cảnh sát, kiểm sát viên, chánh án và giám thị nhà giam để chạy giảm án cho y.
Mãnh lực đồng tiền đã bẻ cong cả luật pháp khi mọi lời khai của Zhang trước đó đã biến mất, thay vào đó là những tài liệu với nhiều tình tiết giảm nhẹ tội cho Zhang. Tháng 9-2008, Tòa tối cao tỉnh Quảng Đông đã tuyên giảm án cho Zhang từ 10 năm tù còn năm năm. Thời hạn tù của Zhang đã giảm thêm bốn năm nữa trong lúc đang thụ án. Đến ngày 25-1-2011, Zhang được thả và lập tức cùng người tình bay ra nước ngoài.
Tòa án tối cao tỉnh Quảng Đông đã hủy bỏ các quyết định giảm án cho Zhang Hai, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành khác của Trung Quốc và Interpol quốc tế tìm cách di lý cựu tỉ phú này và người tình trở về Trung Quốc để xét xử.
Ngày 14-2-2014, Nhân Dân Nhật Báo đưa tin hàng loạt quan chức trong ngành tư pháp tỉnh Quý Châu đã bị cách chức, chuyển hồ sơ sang cơ quan tư pháp để xử lý và khởi tố. Trong số này, Cao Yunping, phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, là kẻ cầm đầu. Cao đã cấu kết với giám thị trại giam Wang Yu, thư ký ủy ban kỷ luật cơ quan quản lý trại giam tỉnh Xiang Jiguo và nhiều thuộc cấp ở các địa phương nhận tiền đút lót và ngang nhiên ra quyết định giảm án tù, thậm chí phóng thích trước thời hạn cho các băng nhóm tội phạm trong tỉnh từ năm 2009 đến khi bị phát hiện.
Nhận hàng trăm ngàn usd để chạy án Lưu Dũng, tổng thư ký Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc, đã nhận hơn 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 330.000 USD) để can thiệp rất nhiều vụ án khi đang trong quá trình xét xử. Từ năm 2009, Lưu Dũng bắt đầu nhận tiền đút lót và hàng chục phạm nhân đã được giảm án hoặc tuyên trắng án ngay tại tòa. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận