19/03/2010 15:48 GMT+7

Trung Quốc: phát hiện dầu ăn chứa chất gây ung thư

MỸ LOAN (Theo nhật báo Thanh Niên, Đô thị phương Nam, Chinadaily)
MỸ LOAN (Theo nhật báo Thanh Niên, Đô thị phương Nam, Chinadaily)

TTO - Hôm qua 18-3, Trung Quốc công bố nước này tiêu thụ khoảng 22,5 triệu tấn dầu ăn/năm, trong đó "dầu bẩn" chiếm 1/10 con số này. Điều đáng nói là loại "dầu bẩn" này có chứa độc tốa aflatoxin - độc tố có thể gây ung thư cao gấp 100 lần chất arsenic trắng mà Trung Quốc đã cấm sử dụng từ lâu.

AFdYIMMw.jpgPhóng to
Cơ quan chức năng tỉnh Giang Tô phát hiện giếng chứa dầu cặn chờ tái chế thành dầu ăn để bán ra thị trường của tỉnh này - Ảnh: Chinadaily.cn

Ngay sau công bố của Đại học Bách khoa Vũ Hán, cơ quan quản lý an toàn thực phẩm Trung Quốc (SFDA) đã ban hành cảnh báo khẩn đến ngành nhà hàng trên toàn Trung Quốc cấm sử dụng dầu ăn tái chế trong chế biến thức ăn. Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm sẽ bị trừng phạt nếu sử dụng loại dầu ăn bẩn, không nhãn hiệu. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị rút giấy phép kinh doanh.

Nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa Vũ Hán đã phát hiện trong loại "dầu bẩn" này có chứa độc tốa aflatoxin, một trong những độc tố có thể gây ung thư cao gấp 100 lần chất arsenic trắng, một chất có thể gây ung thư khác mà Trung Quốc đã cấm sử dụng từ lâu.

Dầu ăn "bẩn" thường được tái chế từ dầu cặn, các đầu nậu tung người đi thu gom dầu cặn, dư thừa từ các nhà hàng, quán ăn... Sau đó đem về dùng công cụ thô sơ để lắng cặn, gạn lọc, nấu lại rồi lại đóng thùng và tung trở ra thị trường. Loại dầu tái chế này nếu nhìn bằng mắt thường sẽ không phát hiện được.

Kinh doanh "dầu bẩn" siêu lợi nhuận

Theo nghiên cứu trên, ngành kinh doanh dầu bẩn là một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận ở Trung Quốc hiện nay. Một đêm giới sản xuất dầu bẩn có thể kiếm được 300 nhân dân tệ ($44). Một thùng dầu bẩn lời từ 70-80 nhân dân tệ (10,25USD-11,7 USD). Mỗi người kinh doanh dầu bẩn sẽ thu được 10.000 nhân dân tệ (1465 USD)/tháng. Thậm chí chỉ người giúp việc vặt cho nơi sản xuất dầu cũng sẽ kiếm được 2.500 nhân dân tệ (366 USD)/ tháng.

Ông Vương Xuân Sinh, giáo viên của Đại học Bách khoa Vũ Hán cho biết “áp lực từ phía chính quyền và những lời đe dọa cá nhân” là lý do mà giáo sư và đội ngũ nghiên cứu từ chối tất cả những cuộc phỏng vấn của báo chí.

Theo ông Vương, dự án này đã được thực hiện trong bảy năm qua. Đội ngũ của nghiên cứu đã gặp nhiều đe dọa từ giới kinh doanh dầu bẩn. Họ đang quan ngại các thành viên của nhóm này sẽ gặp rắc rối sau khi báo chí đưa tin. Hầu hết "dầu bẩn" ở Vũ Hán được bán đến các vùng nông thôn.

MỸ LOAN (Theo nhật báo Thanh Niên, Đô thị phương Nam, Chinadaily)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên