"Công ty nước ngoài không tham gia gói thầu TQ"Thượng nghị sĩ Mỹ: Các lô dầu khí là của VNTrung Quốc tự xóa sạch cam kết
Phóng to |
TNS Lieberman đã đề xuất một số nguyên tắc để giải quyết tranh chấp trên biển Đông: - Đối thoại đa phương. - Các nước cần phải nhận thức rằng cần giải quyết xung đột dựa trên luật pháp quốc tế chứ không phải bằng cách đọ “cơ sở lịch sử”. - Trung Quốc cần tìm kiếm sự đồng thuận ngay trong nội bộ nước mình bởi đó là nguyên nhân gây căng thẳng. - Mỹ cần phê chuẩn UNCLOS. |
Tại hội nghị, một phóng viên Trung Quốc trích tuyên bố của thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc là “Nước nhỏ không nên thách thức nước lớn” nhằm “đổ tội” cho nước khác. Đáp trả luận điệu cố hữu này, TNS Lieberman nêu rõ: “Các nước nhỏ trong khu vực luôn lo ngại về hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông. Bắc Kinh đã có quá nhiều hành động kiểu vậy, từ việc ở bãi cạn Scarborough tới việc cắt cáp tàu VN. Do đó các quốc gia này phải phản ứng. Trung Quốc nên chấm dứt những hành vi kiểu này”.
Bắc Kinh: “Của tôi là của tôi, của anh cũng là của tôi”
Có mặt tại hội nghị, tiến sĩ Trần Trường Thủy thuộc Học viện Ngoại giao VN khẳng định việc VN thông qua Luật biển là phù hợp với Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) và khẳng định lại chủ quyền của VN đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Việc CNOOC mời thầu là “một hành vi gây hấn rất rõ”.
Ông Thủy vạch rõ nguyên tắc gác lại tranh chấp, cùng khai thác của Trung Quốc thực chất luôn là “cái của tôi là của tôi, cái của anh là của tôi và chúng ta sẵn sàng chia sẻ”. Bắc Kinh đơn phương áp đặt cái gọi là “đường lưỡi bò” và vẫn tiếp tục hành động đơn phương theo “đường lưỡi bò”. Cùng lúc, đối với ASEAN, Trung Quốc lại sử dụng chính sách chia để trị, tác động đến các nước không có tranh chấp như Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Lào để gây chia rẽ. Việc ASEAN không đưa ra được tuyên bố nào liên quan tới sự cố bãi cạn Scarborough hay ngần ngại việc đưa biển Đông vào chương trình nghị sự phần nào đã phản ánh thực tế này. Còn với Mỹ, theo ông Thủy, thái độ trung lập của Washington trong vấn đề biển Đông trên thực tế không khỏi là vào hùa với kẻ mạnh, gây bất lợi cho các nước yếu.
Mong muốn Washington có lập trường rõ ràng hơn tại biển Đông, học giả Henry Bensurto, cựu tổng thư ký Ủy ban Biển và các vấn đề đại dương của Philippines, đưa ra một hình ảnh: “Cái răng đau thì không chỉ dùng thuốc gây tê mà cần phải nhổ”.
Nhật Bản sẵn sàng cử tàu chiến
Đáng chú ý lần này tại hội nghị là phần tham gia trình bày của đại diện từ Ấn Độ và Nhật Bản. Cả hai đều bày tỏ quan ngại về những hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông.
Chuyên gia Tetsuo Kotani thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Nhật Bản (JILA) nhấn mạnh điều quan trọng nhất với Nhật Bản là quyền tự do hàng hải bởi tuyến đường hàng hải qua biển Đông cực kỳ quan trọng với nước Nhật. Ông Kotani lo ngại việc Trung Quốc triển khai tàu ngầm hạt nhân trên biển Đông có thể ảnh hưởng tới an ninh hạt nhân châu Á. “Nhật cần tham gia cùng Mỹ để theo dõi các hoạt động của tàu hạt nhân Trung Quốc trên biển Đông” - ông nêu rõ và nhấn mạnh Nhật sẽ tỏ ra rất cứng rắn để bảo vệ quyền lợi quốc gia. “Nếu có xung đột, chúng tôi sẽ phải đưa tàu chiến đến biển Đông để bảo vệ tàu Nhật ở đó” - ông Kotani khẳng định.
Trong khi đó, chuyên gia S. Amer Latif của Ấn Độ kêu gọi Trung Quốc tuân thủ các quy định của luật quốc tế về các hoạt động trên biển.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận