![]() |
Bản đồ sao cổ nhất thế giới của Trung Quốc |
Bản đồ Dunhuang là một cuộn giấy mỏng có kích cỡ 210 x 25 cm, diễn tả không dưới 1.345 ngôi sao trong 257 chòm sao, trong đó có cả những ngôi sao khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bản đồ được chia thành 12 vùng theo 12 năm của Trung Quốc. Phần đầu của bản vẽ còn bao gồm một loạt những dự báo dựa trên hình dáng của các đám mây.
Các nhà thiên văn học Trung Quốc thời xưa là những người đầu tiên miêu tả chi tiết các hiện tượng thiên văn như nhật thực và sao chổi, hiện vẫn được các nhà khoa học hiện đại áp dụng. Thậm chí, họ còn có thể "căng" bầu trời trên một cái trục, giống như các bản đồ địa lý ngày nay.
Marc Aurel Stein, nhà khảo cổ học người Anh đã phát hiện ra tấm bản đồ này vào năm 1907, vùi sâu dưới cát trong một hang động nằm trên con đường tơ lụa nối liền Trung Quốc với phương Tây. Đây bản đồ sao hoàn chỉnh nhất còn nguyên vẹn từ trước đến nay và là một trong những báu vật giá trị nhất của ngành thiên văn học thế giới vì đến thế kỷ 15 (hơn 7 thế kỷ sau), nhờ có kính viễn vọng, Galileo và những nhà thiên văn học châu Âu khác mới đưa ra những bản đồ chi tiết về bầu trời.
Bản đồ này sẽ được trưng bày trong cuộc triển lãm mang tên "Con đường tơ lụa: Thương mại, Du lịch, Chiến tranh và Niềm tin" tại Thư viện Anh từ ngày 7-5. Nó sẽ được trưng bày cùng với một bản đồ bầu trời hiện đại để so sánh và mô phỏng sự chính xác của nền thiên văn học Trung Quốc thưở sơ khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận