10/04/2009 23:00 GMT+7

Triển lãm tranh "Ký ức chiến tranh"

HƯƠNG GIANG K25
HƯƠNG GIANG K25

TTO - Nhân dịp kỷ niệm 34 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2009), Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, Ủy ban toàn quốc các hội VHNT và Hội Mỹ thuật Việt Nam đã phối hợp tổ chức triển lãm “Ký họa chiến tranh” của họa sĩ Phạm Ngọc Liệu.

Đây cũng là hoạt động nhằm hưởng ứng cuộc vận động sáng tác mỹ thuật toàn quốc với đề tài “Lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng” do Tổng cục Chính trị tổ thức nhân kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Triển lãm trưng bày 230 tác phẩm được chia làm ba giai đoạn chính: 1. Chiến trường Vĩnh Linh năm 1971; 2. Quảng Trị những năm 1972-1973; 3. Hậu phương lớn miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Mỗi tác phẩm là một kỷ niệm, một ký ức chiến trường, một khoảnh khắc thiêng liêng đã đi qua và không bao giờ lặp lại. Có những hình ảnh, những nhân vật trong tranh mà nguyên mẫu của chúng đã ngã xuống vì tự do của Tổ quốc… Tất cả, được họa sĩ - chiến sĩ Phạm Ngọc Liệu “hiện vật hóa” lại bằng những trải nghiệm và tình cảm chân thật của mình.

J4Wd9YSb.jpgPhóng to
Nghỉ chân
9NRHXJcn.jpgPhóng to
Đồng Văn Mức - người bắn pháo hiệu mở màn chiến dịch HCM 1972
hcUIDq8d.jpgPhóng to
Chiến sĩ giao liên Lê Thị Nguyệt
u4kcn5LJ.jpgPhóng to
Tháo gỡ mìn
8zZZCpQM.jpgPhóng to
Nhà máy ximăng Hoàng Thạch

Triển lãm diễn ra từ 10-4 đến 1-5-2009 tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam (28A Điện Biên Phủ, Hà Nội).

9gN9Cjnw.jpgPhóng to
Họa sĩ Phạm Ngọc Liệu tại buổi khai mạc triển lãm
Sinh năm 1942 tại Thái Bình, năm 1965 họa sĩ Phạm Ngọc Liệu nhập ngũ. Năm 1969 ông được Bộ tư lệnh thông tin cử đi học tại Trường đại học Mỹ thuật và tốt nghiệp năm 1974.

Trong giai đoạn 1971 - 1972, Phạm Ngọc Liệu cùng nhiều sinh viên mỹ thuật khác xung phong vào mảnh đất đầy “máu và hoa” Quảng Trị. Chính trong thời gian này hơn 200 bức tranh của ông ra đời ghi lại những hình ảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hào hùng của quân và dân ta. Giờ đây, sau hơn 40 năm, những tác phẩm mới công bố ấy trở thành tư liệu sống của di sản văn hóa quân sự, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.

HƯƠNG GIANG K25
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên