27/02/2014 15:18 GMT+7

Trẻ em béo phì và nguy cơ biến chứng về xương

Huy Đăng (theo Sciencedaily.com)
Huy Đăng (theo Sciencedaily.com)

TTO - Béo phì gần như trở thành bệnh dịch thời đại với trẻ em ngày nay. Bên cạnh những nguy cơ rõ ràng về các chứng bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ..., trẻ em béo phì còn phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến xương khớp khi trưởng thành.

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên số báo tháng 2-2014 của tạp chí Phẫu thuật xương khớp (JBJS), trẻ em béo phì đặc biệt dễ bị gãy xương ở vùng khuỷa tay và sẽ gặp phải nhiều biến chứng hơn trong thời gian hậu phẫu.

Kết quả trên được thực hiện bởi ĐH Michigan (Mỹ) khi họ nghiên cứu 350 bệnh nhân bị gãy xương từ độ tuổi 2 đến 11. Kết quả cho thấy, phần lớn những trẻ em có chỉ số BMI  trên 85 (mức độ thừa cân) và trên 95 (mức độ béo phì) dễ rơi vào các trường hợp gãy xương loại 2 và loại 3 (mức độ nặng) hơn cả. 

Giáo sư Michelle S.Caird cho biết: "Nghiên cứu này chỉ ra rằng những trẻ em bị béo phì sẽ dễ dàng gặp phải các chấn thương gãy xương hơn hẳn so với những đứa trẻ bình thường với những tai nạn thông thường, chẳng hạn như chống tay lúc bị té ngã. Ngoài ra, nhiều phụ huynh cũng nên chấm dứt tư tưởng rằng chỉ cần phẫu thuật là có thể giải quyết hết mọi tai nạn, bởi quá trình hậu phẫu xương khớp của trẻ em béo phì thường xảy ra các biến chứng khó lường".

Tương tự, vùng xương đùi của trẻ em béo phì cũng dễ bị gãy và dẫn đến biến chứng trong thời gian hậu phẫu. Giáo sư Caird cho biết thêm: "Tất nhiên các phụ huynh phải luôn cố gắng ngăn ngừa sự béo phì của trẻ em. Còn đối với những đứa trẻ đã mắc bệnh béo phì, bên cạnh việc tập luyện thể dục và ăn kiêng thì phụ huynh cần phải tìm cách bổ sung lượng canxi và vitamin D cho chúng để giảm khả năng bị gãy xương.

Kết quả nghiên cứu trên đã càng nhấn mạnh thêm những nguy cơ về xương đối với người bị béo phì. Bởi trước đó, nhiều giám định khoa học khác cũng đã cho thấy người bị béo phì lúc trẻ sẽ dễ bị loãng xương khi lớn tuổi. Điều đáng nói là thời điểm để 90% khối lương xuong của cơ thể được cấu thành lại nằm từ độ tuổi dưới 6. Nên để ngăn ngừa việc loãng xương cho con mình, các bậc cha mẹ cần phải ngăn ngừa bệnh béo phì ngay từ khi chúng còn thơ ấu.

[box]

Công thức tính chỉ số BMI

Theo đó, trẻ em có chỉ số BMI từ 5 đến 85  là thuộc diện bình thường, chỉ số BMI từ 85 đến 95 là nguy cơ béo phì và trên 95 là béo phì. BMI dưới 5 được xem là suy dinh dưỡng.

[/box]

Huy Đăng (theo Sciencedaily.com)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên