Phóng to |
Chính phủ Ai Cập đã yêu cầu nông dân phải thu hẹp bớt diện tích canh tác để tiết kiệm nước. Năm 2010, diện tích đất nông nghiệp ở Ai Cập giảm hơn 360.000ha so với năm 2009 - Ảnh: EPA |
Ai Cập đã có phản ứng mạnh và lên tiếng bảo vệ “quyền lịch sử” của mình đối với dòng sông này. “Đây là vấn đề sống còn với cả quốc gia Ai Cập. Dòng sông này đáp ứng 95% nhu cầu sử dụng nước của cả Ai Cập” - Los Angeles Times ngày 12-9 dẫn lời Bộ trưởng tư pháp Ai Cập Moufid Shehab khẳng định.
Theo một thỏa thuận năm 1959, Ai Cập, nước ở hạ lưu, có quyền phủ quyết đối với các dự án lớn ở thượng nguồn cũng như sở hữu 55,5 tỉ m3 nước mỗi năm, tương đương 2/3 lưu lượng nước của sông Nile. Tuy nhiên, các nước khác lại cho rằng các hiệp ước ký thời thực dân đó là bất bình đẳng và phải được xem xét lại.
Hồi tháng 5, năm trong số 10 nước ở lưu vực sông Nile là Ethiopia, Uganda, Tanzania, Rwanda và Kenya, đã ký một thỏa thuận không có Ai Cập, trong đó khẳng định họ sẽ dùng nước sông Nile nhiều hơn cho các mục đích nông nghiệp và thủy điện.
Trong khi đó, các nước thượng nguồn muốn đòi có nhiều quyền lợi hơn. “Những gì tiếp theo không phải là Ai Cập có thể ngăn cản điều chắc chắn phải xảy ra” - Thủ tướng Ethiopia Meles Zenawi đáp trả trên truyền hình. Nước này đã xây nhà máy thủy điện Tana-Beles trị giá 520 triệu USD ở hồ Tana trên sông Nile mà không cần sự đồng ý của Ai Cập.
Ông Meles nói nước ông, nơi tình trạng thiếu điện rất trầm trọng và một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, sẽ “xây bất cứ công trình nào tùy thích” trên các phụ lưu của sông Nile.
Những thay đổi về chính trị cũng ảnh hưởng rất nhiều đến thỏa thuận chia sẻ dòng sông. Các tổng thống ở Rwanda và Burundi đều cam kết giành lại quyền sử dụng nước trên sông Nile.
Ông Attia Essawy, chuyên gia về châu Phi thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính trị và chiến lược Al-Ahram, chỉ ra ba vấn đề khiến cuộc tranh cãi về nguồn nước sông Nile càng trở nên gay gắt thời gian qua.
Thứ nhất, nhu cầu về điện và lương thực tăng cao do dân số tăng.
Thứ hai, cảm giác bị đối xử bất bình đẳng của các nước ở thượng nguồn bởi hiệp ước thời thực dân, dù theo nguyên tắc quan hệ quốc tế, những hiệp ước như thế vẫn có hiệu lực chừng nào tất cả các bên chưa nhất trí được việc ký lại một hiệp ước mới.
Thứ ba, liên quan đến Israel, nước vẫn mua nước sông Nile từ Ai Cập, trong khi các nước châu Phi khác không được hưởng lợi gì.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận