Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Missouri đã ghi lại hình ảnh cây trồng phản ứng với âm thanh nhai lá của sâu bướm - Ảnh: Daily Mail
Tổ tiên chúng ta từng xem thực vật là một thực thể sống động, có sức mạnh phi thường, có trí khôn và cảm xúc với các loài xung quanh, thậm chí hiểu được nguyện vọng của con người.
Trong sử thi của người Edda (Na Uy) ví cây tầm bì vũ trụ Yggdrasil có rễ kéo dài đến giếng Mimir, cất giấu kiến thức và trí khôn nhân loại.
Tác giả kinh Vệ Đà cũng từng lý giải, một cây nhỏ khi mọc lên có thể nâng được hòn đá, huống hồ gì một cây đại thụ sẽ đỡ được bầu trời. Con người từng cầu khấn cây cỏ như cầu khấn thần linh.
Thực - hư vẫn lẫn lộn
Ông Carolus Linnaeus (1707-1778), một học giả nổi tiếng trong giới nghiên cứu thực vật, người phác thảo sơ đồ hệ thống tự nhiên (Systema Nature) cho toàn thể ngành sinh học hiện đại cho biết: "Đất là bụng của thực vật, mạch dịch dưỡng là rễ, xương là thân, phổi là lá, quả tim là nhiệt. Đây là lý do vì sao người xưa gọi thực vật là động vật lộn ngược."
Vào ngày 10-5-1901, nhà khoa học Ấn Độ đa tài Jagadis Chandra - một chuyên gia toán học, điện tử, công nghệ vi sóng, đồng thời là nhà thực vật học cũng như cha đẻ của truyền thông không dây, đã chứng minh được thực vật cũng giống như bất kì dạng sống nào, có chu kỳ sống xác định, hệ sinh sản, và nhận thức được môi trường xung quanh.
Công trình nghiên cứu khoa học này được trình bày tại trường Royal Society, London, Anh Quốc. Ông là người đầu tiên nghiên cứu xung điện xuất hiện bên trong tế bào thực vật, tạo sự thay đổi bên trong màng tế bào. Qua nghiên cứu này, ông chứng minh thực vật nhạy cảm với những tổn thương, đau đớn và có cảm xúc.
Một số nhà làm luật ở Thụy Sĩ từng đưa ra dự thảo quy định về việc bảo vệ “nhân phẩm” cho các loài thực vật. Nhiều thuật ngữ mới ra đời như: “trí thông minh thực vật” hay “thần kinh học thực vật” đã phải đối mặt với nhiều chỉ trích, nhất là từ một số nhà khoa học thời đó.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng những câu chuyện tâm linh về thực vật được thêu dệt, gắn tín ngưỡng tôn giáo và có sự hiện diện các yếu tố mê tín dị đoan. “Tôi không nghĩ cây trồng thông minh. Tôi nghĩ cây trồng rất phức tạp. Sự phức tạp không nên nhầm lẫn với trí thông minh". - ông Chamovitz, một nhà khoa học - trí thức thời đó cho hay.
Từ giai đoạn 1970 đến nay, một số nhà khoa học tiến bộ lại cho rằng, khoa học chưa phát triển đến trình độ để tìm ra bằng chứng, xác thực vấn đề trên. Chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về cảm xúc của các loài thực vật.
Việc này không chỉ mở ra cánh cửa bí mật “thực vật có cảm xúc”, còn lý giải một số câu hỏi quan trọng: tại sao, làm thế nào, các loài thực vật có thể thích nghi môi trường sống, liệu chúng có thính giác, não bộ không?
Vén màn bí mật
Theo BBC, một thí nghiệm của hai nhà khoa học Appel và Cocroft, thuộc đại học Missouri đã góp phần chứng minh thực vật có thính giác, biểu hiện hành vi.
Họ mở đoạn nhạc của Beethoven để thu hút những con sâu bướm đến tấn công cây trồng. Tiếng ồn ăn lá của sâu đã kích thích cây tiết ra hoạt chất hóa học, có tác dụng ngăn chặn sự tấn công này.
“Rõ ràng, tổ tiên chúng ta không hiểu lầm về sinh học cơ bản. Thực vật chiến đấu giành lãnh thổ, tìm kiếm thức ăn, trốn tránh kẻ săn mồi và cạm bẫy. Thực vật cũng có biểu hiện hành vi" - ông Schulltz, nhà nghiên cứu thực vật học, đang làm việc tại phòng khoa học thực vật thuộc trường Đại học Missouri, Columbia
Ông Schulltz đã bỏ ra 4 thập kỷ nghiên cứu sự tương tác giữa cây trồng và côn trùng, nhận định.
Năm 2014, một nhóm các nhà nghiên cứu thuộc đại học Lausanne, Thụy Sĩ phát hiện sự hiện diện của luồn sóng điện, được truyền bên trong cây Arabidopsis, khi bị lũ sâu bướm tấn công.
Sự hiện diện tín hiệu điện trong thực vật không là ý tưởng mới, đã có từ 1874 nhưng họ đã phát hiện thêm các phân tử glutamate, vốn là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng nhất trong hệ thống thần kinh trung ương động vật. Lạ một điều, dù thực vật không hề có hệ thống thần kinh nhưng glutamate vẫn hiện diện ở thực vật và đóng vai trò dẫn truyền.
Bà Moraes thuộc viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ở Zurich cũng đã có những nghiên cứu chỉ ra các loài thực vật có khả năng ngửi mùi, nghe được tiếng côn trùng và phát ra tính hiệu, lan truyền trong không khí đến những cây gần đó để cảnh báo.
Một điểm đáng lưu ý khác trong các nghiên cứu khoa học được công bố 2016 đã chỉ ra thực vật có “giác quan thứ 6”. Chúng có khả năng cảm thụ cơ học để phát hiện những thay đổi trong môi trường xung quanh, tạo ra những phản ứng tương thích.
“Chúng ta biết được rằng, thực vật có liên quan đến vi cấu trúc hình ống (thành phần cấu tạo của tế bào), đáp ứng sự căn duỗi và biến dạng cơ học. Thực vật còn có đến 11 loại tế bào nhận kích thích ánh sáng, so với con người chỉ có 4 loại” - ông Hamant, đồng tác giả nghiên cứu sự cảm nhận cơ thể vào năm 2016, lý giải thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận