23/05/2007 23:01 GMT+7

Trần Hiểu Húc: Hồng nhan bạc mệnh

Theo KIỀU TỈNH - Thể thao & Văn hóa
Theo KIỀU TỈNH - Thể thao & Văn hóa

Ngày 17-5-2007, công chúng Trung Quốc sửng sốt trước tin nữ diễn viên Trần Hiểu Húc, người thủ vai Lâm Đại Ngọc trong bộ phim truyền hình nhiều tập Hồng lâu mộng, đã qua đời trước đó 4 hôm tại một ngôi chùa hẻo lánh ở Hoàng Ma Bố, thị trấn Tây Hương, thành phố Thâm Quyến.

VWTtToIH.jpgPhóng to
Nhan sắc chỉ có trong tiểu thuyết

Tang lễ được cử hành vào ngày 18-5-2007 tại Thâm Quyến. Từ sau lần gặp gỡ giới báo chí với cái đầu đã xuống tóc của người xuất gia mang pháp danh Thích Diệu Chân cho tới lúc qua đời, chị hầu như không xuất hiện trước đám đông, thế nên tin buồn trên đã làm công chúng bất ngờ và thương tiếc cho một nghệ sĩ hồng nhan bạc bệnh.

Những điều mới được công bố

Người dì của Trần Hiểu Húc là Vương Nguyên Phượng cho biết: Từ Tết Âm lịch, Trần Hiểu Húc đã cảm thấy mệt mỏi. Sau khi cắt tóc đi tu vào ngày 23-2-2007, Trần Hiểu Húc về quê sống vài hôm và đến 28-2 thì bay xuống Thâm Quyến cùng với 16 ni cô.

Lúc đó Trần Hiểu Húc phải ngồi xe lăn, khuôn mặt trắng nhợt, tiều tụy. Với tài sản hàng trăm triệu NDT, chị đã di chúc rằng sau khi qua đời sẽ dành 50 triệu NDT lập quỹ từ thiện và ngày 16-5 qua, Quỹ từ thiện Trần Hiểu Húc đã được thành lập cho sự nghiệp công ích giáo dục và y tế.

Bức thư ngỏ

RCuUJsqS.jpgPhóng to
Trần Hiểu Húc xuống tóc đi tu

Với pháp danh Diệu Chân, Trần Hiểu Húc bộc bạch tâm tư của mình về nhân sinh quan cuộc sống: "Trước tiên, tôi xin cảm ơn mọi người đã quan tâm và ân cần giúp đỡ tôi trong những ngày qua. Với tuổi "tứ thập nhi bất hoặc" thì việc lựa chọn con đường đi tu là quan trọng và đúng đắn nhất của đời tôi. Bệnh tình của tôi hiện nay không có gì trầm trọng. Việc cắt tóc đi tu của tôi là tích cực chứ không phải tiêu cực như mọi người vẫn nghĩ.

Sau khi từ bỏ cuộc đời diễn viên, tôi đã có hơn 10 năm chuyên tâm nghiên cứu nền văn hóa truyền thống Nho gia của Trung Quốc. Một ngày nào đó trong tương lai, tôi sẽ cùng chia sẻ kiến thức đã học được từ kinh Phật với mọi người và tôi mong muốn trở thành một người làm công tác giáo dục xã hội của nền văn hóa đa nguyên. Tôi cho rằng đây cũng là một việc làm cụ thể để quán triệt tinh thần mà nhà nước ta đang khởi xướng hiện nay là xây dựng một xã hội hài hòa.

Bệnh tình của tôi không có gì trầm trọng, gần đây tôi chỉ cảm thấy trong người khó chịu đôi chút.

Cuối cùng, tôi cầu chúc cho mọi người được vạn sự như ý, chúc quốc thái dân an, chúc hòa bình thế giới".

Cuộc đối thoại

Báo chí tỉnh Vân Nam vừa đăng tải cuộc đối thoại thú vị của Trần Hiểu Húc với nhà sư Diễn Chí, người trụ trì chùa Triêm Ích Đại Giác ở tỉnh Vân Nam:

* Phần lớn dân chúng chỉ biết chị qua nhân vật Lâm Đại Ngọc, vậy chỉ có thể cho biết thêm về mình không?

rd8KDR4H.jpgPhóng to
Trần Hiểu Húc ngoài đời
- Cha mẹ tôi là diễn viên Kinh kịch sau đó chuyển sang công tác biên kịch và đạo diễn. Cha mẹ hy vọng tôi sẽ nối nghiệp họ nhưng tôi không thích Kinh kịch mà lại mê múa ballet. Năm 10 tuổi, tôi không có một đôi giày dùng cho môn ballet và bắt đầu học múa. Khi đó tôi đã nổi tiếng toàn trường, thậm chí toàn tỉnh trong vở ballet Bạch mao nữ. Từ nhà tới trường là con đường khá dài và cứ mỗi sáng tôi lại vừa nhảy múa kiểu ballet vừa cắp cặp tới trường.

* Vậy thì vì duyên cớ gì chị chuyển sang nghề đóng phim và diễn vai Lâm Đại Ngọc?

- Năm 12 tuổi, dù chia tay môn ballet nhưng những ý tưởng nghệ thuật và cuộc sống phong phú vẫn tràn đầy trong tâm trí tôi, thế nên tôi bắt đầu viết nhật ký bằng cách làm thơ. Những bài thơ tôi viết phần lớn là về cuộc sống đầy ngang trái và buồn phiền. Thấy tôi ham đọc sách và làm thơ, mẹ liền lập một thư viện nhỏ cho tôi với rất nhiều sách các loại. Trong số những cuốn sách mà tôi thích có hai tác phẩm Thế giới bi thảm của Vũ Quả và Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần. Khi 15 tuổi, tôi đã có một số bài thơ đăng trên tạp chí Nhà thơ trẻ. Lúc đó dù tôi chưa bước vào một cuộc tình nào nhưng hầu hết những bài thơ của tôi đều mang đề tài tình yêu.

Năm 18 tuổi, tôi tự tìm đến đoàn làm phim để thi tuyển làm diễn viên điện ảnh. Mặc dù tôi rất tự tin nhưng khi bước vào phòng, mọi người trong Ban tuyển sinh đều hoài nghi về khả năng diễn xuất của tôi. Sau khi kiểm tra, BGK hỏi: "Ngoài vai diễn viên thể hiện, em còn diễn đạt được vai nào nữa?". Tôi trả lời ngay: "Em chính là Lâm Đại Ngọc" và nói thêm rằng nếu để người khác đóng vai này thì công chúng sẽ cảm thấy đó không phải là Lâm Đại Ngọc của Tào Tuyết Cần. Và tôi đã trở thành Lâm Đại Ngọc của bộ phim truyền hình Hồng Lâu Mộng.

* Vốn là người rất may mắn, vậy có khi nào chị bị thất bại không và cảm giác của chị khi đó như thế nào?

- Sau khi bộ phim Hồng lâu mộng được phát sóng, Lâm Đại Ngọc gắn liền với tên tuổi của tôi và đi sâu vào lòng người khắp Trung Quốc. Đạo diễn của phim Gia Xuân Thu đã mời tôi đóng vai chính, song trong con mắt của khá giả, tôi chỉ có thể là Lâm Đại Ngọc. Thực tế đã chứng minh vai diễn Lâm Đại Ngọc là đỉnh nghệ thuật cao nhất mà tôi đạt được. Cái tên cúng cơm Trần Hiểu Húc của tôi đã bị "thay thế" bằng "Lâm Đại Ngọc". Chính vì vậy nên không một đạo diễn nào dám mời tôi đóng phim nữa.

Từ đó, tôi trở nên bi quan và u buồn. Có giai đoạn 3 năm hầu như tôi chẳng làm gì cả, chỉ quanh quẩn ở Bắc Kinh, mãi tới năm 1992 mới chuyển sang kinh doanh. Tóm lại, phim Hồng lâu mộng đã mở cho tôi cánh cửa phát hiện một thế giới đầy mới lạ và vô cùng đẹp đẽ nhưng cũng chính nó đã khép lại con đường nghệ thuật của tôi.

Theo KIỀU TỈNH - Thể thao & Văn hóa

Theo KIỀU TỈNH - Thể thao & Văn hóa
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên