Theo đó, TP.HCM ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây mới các trường mầm non công lập, nhất là ở các khu chế xuất, khu công nghiệp và 11 phường chưa có trường mầm non cũng như ưu tiên dành quỹ đất xây dựng các trường mầm non ngoài công lập trong quy hoạch sử dụng đất dành cho giáo dục thành phố.
UBND TP.HCM sẽ ban hành chính sách kêu gọi xã hội hóa giáo dục mầm non theo hướng: mở rộng đối tượng cho vay vốn kích cầu đầu tư xây mới trường mầm non với mức ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất; điều chỉnh thời gian trả vốn vay từ 7 năm lên 8 năm/dự án, trong đó thời gian bắt đầu trả nợ gốc và lãi vay là thời gian công trình hoàn thành, nhưng tối đa không quá 24 tháng kể từ ngày giải ngân vốn vay đầu tiên...
TP.HCM cũng sẽ bổ sung biên chế hành chính cho các phòng giáo dục và đào tạo quận - huyện làm công tác quản lý giáo dục mầm non ngoài công lập; bổ sung 1 biên chế với chức danh nhân viên nuôi dưỡng (bảo mẫu) cho mỗi lớp tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập để hỗ trợ giáo viên trong việc chăm sóc trẻ, vệ sinh môi trường, phòng học, nhà vệ sinh, hành lang và vệ sinh đồ dùng, đồ chơi cho các cháu...
Cán bộ quản lý và giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập được hỗ trợ thêm 25% tiền lương. Cán bộ quản lý và giáo viên trực tiếp giảng dạy nhóm lớp 6 đến 18 tháng tuổi được hỗ trợ thêm 35% tiền lương. Giáo viên mới ra trường về công tác tại các trường mầm non từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017 được hỗ trợ 100% lương cơ sở/người/tháng đối với năm đầu được tuyển dụng; 70% lương cơ sở/người/tháng đối với năm thứ hai, 50% lương cơ sở/người/tháng đối với năm thứ ba.
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng trẻ ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo kế hoạch hàng năm với mức 1.800.000 đồng/người/khóa. Giáo viên dạy trẻ khuyết tật học hòa nhập cộng đồng ở các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập cũng được hỗ trợ 200.000 đồng/giáo viên/trẻ/tháng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận