Kế hoạch nhằm mục tiêu đến năm 2020, có ít nhất 7 chương trình du lịch đường thủy được khai thác trên các tuyến sông Sài Gòn, Đồng Nai, Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu và các tuyến kênh, rạch nội đô; khai thác các chương trình du lịch kết nối từ các cảng biển với các tuyến đường sông.
Số lượng khách du lịch đường thủy đến thành phố năm 2017 và 2018 đạt khoảng 450 ngàn lượt khách/năm và tăng khoảng 15% trong những năm tiếp theo. Doanh thu du lịch đường thủy năm 2017 và 2018 đạt 540 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 15% trong những năm tiếp theo.
Số lượng khách quốc tế đến bằng đường biển đến thành phố năm 2017 và 2018 đạt khoảng 470 ngàn lượt khách và tăng khoảng 12% - 15% trong những năm tiếp theo. Doanh thu du lịch từ tàu biển năm 2017 và 2018 đạt 1.220 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 12% trong những năm tiếp theo.
Theo đó, TP.HCM sẽ xây dựng chương trình trên các tuyến du lịch đi Bình Quới với điểm đầu là Cảng Sài Gòn - bến Tân Cảng, điểm cuối là bến Bình Quới 1&2; tuyến du lịch nội đô Nhiêu Lộc - Thị Nghè với điểm đầu bến Thảo Cầm Viên - Bến Thị Nghè, điểm cuối là Bến Chùa Candaransi; tuyến du lịch đi quận 7 với điểm đầu là Bến Bạch Đằng, điểm cuối là Bến khu đô thị Phú Mỹ Hưng; tuyến du lịch đi quận 5, quận 6 và quận 8 với điểm đầu là Bến Bạch Đằng – Bến Tân Cảng – Bến cầu Mống, điểm cuối là Bến Chùa Long Hoa và bến Lò Gốm; tuyến du lịch đi Củ Chi với điểm đầu là Bến Bạch Đằng - Bến Tân Cảng, điểm cuối là Bến Đình, Bến Dược; tuyến du lịch đi Cần Giờ với điểm đầu là Bến Bạch Đằng – Bến Tân Cảng, điểm cuối là Bến Ban Quản lý rừng phòng hộ, bến Tắc Suất, bến Cơ Khí; tuyến du lịch đi quận 9 với điểm đầu là Bến Bạch Đằng - Bến Tân Cảng, điểm cuối là Bến Chùa Hội Sơn.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng sẽ xây dựng chương trình trên các tuyến xuất phát từ các bến trung tâm thành phố và các cảng đang khai thác hiện hữu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận