Quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn do thẩm phán, chủ tọa phiên tòa ký sai thẩm quyền, trái pháp luật - Ảnh Đ. Vịnh |
Trước đó vào ngày 26-2 TAND huyện An Phú mở phiên tòa hình sự xét xử bị cáo Sơn bị truy tố về tội giao cấu với trẻ em (Vụ bé bán vé số sinh con trước 16 tuổi - Tuổi Trẻ nhiều lần phản ảnh, đưa tin).
Thẩm phán Lê Văn Huệ, chủ tọa phiên tòa đã ký quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung và hủy bỏ biện pháp ngăn chặn tạm giam nên bị cáo Sơn được ra khỏi nhà giam giữ.
Viện KSND huyện An Phú nhận thấy TAND huyện An Phú đã vi phạm pháp luật trong hoạt động xét xử nên đã gởi kiến nghị trên.
Theo bản kiến nghị này, việc quyết định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung là có căn cứ. Tuy nhiên trong suốt quá trình điều tra, truy tố xét xử bị cáo Sơn không thừa nhận hành vi phạm tội của mình, mà hội đồng xét xử ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam là không có cơ sở, gây khó khăn cho hoạt động điều tra bổ sung.
Đồng thời quyết định hủy bỏ tạm giam có những vi phạm. Cụ thể như căn cứ vào lệnh tạm giam của cơ quan cảnh sát điều tra (có Viện KSND phê chuẩn) là không phù hợp.
Trong khi theo khoản 2 Điều 94 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định đối với những biện pháp ngăn chặn do Viện KS phê chuẩn thì việc hủy bỏ hay thay thế phải do Viện KSND quyết định.
Mặt khác về thẩm quyền, căn cứ theo Điều 177 Bộ luật tố tụng hình sự và theo Nghị quyết 04/2004/HĐTP của Hội đồng thẩm phán - TAND Tối cao quy định thì thẩm phán Huệ không phải là chánh án hay phó chánh án mà lại ký quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam là vượt thẩm quyền, vi phạm luật.
Trước đó, ngay sau khi phiên tòa kết thúc, luật sư Võ Đức Toàn (Đoàn Luật sư TPHCM) cũng gởi kiến nghị đến Viện KSND tối cao, Viện KSND tỉnh An Giang và Viện KSND huyện An Phú đề nghị xem xét lại quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam đối với bị cáo Sơn.
Theo đó luật sư Toàn cho rằng chủ tọa phiên tòa ký quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam cho bị cáo được tại ngoại trong thời gian chờ kết luận điều tra bổ sung, truy tố và xét xử là vượt thẩm quyền, làm trái quy định của pháp luật, vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận