Tag: tờ báo tiếng Việt

Làm báo Việt trên đất Nga

TTO - Giữa trăm ngàn người Việt rải rác trên khắp nước Nga rộng lớn, có một sợi dây liên kết tất cả bọn họ với nhau - những tờ báo tiếng Việt.

Hồ sơ Gia Định báo - Kỳ cuối: Tiếng Việt thời Gia Định báo

TT - Có thể nói rằng chữ trong Gia Ðịnh báo không hoàn toàn như ngày nay nhưng cũng không quá cổ xưa. Nếu trong Phép giảng tám ngày (được Alexandre de Rhodes viết) chúng ta gặp những từ cực khó hiểu như “blời” để chỉ “trời” thì Gia Ðịnh báo hoàn toàn không có.

Nam bộ trên mặt báo xưa

TT - “Gia Định báo là ấn bản bản xứ của tờ công báo” cho thấy nội dung chính của Gia Định báo là “thông tin nhà nước” là chính. Phần công vụ là phần quan trọng nhất và luôn chiếm từ 3/4 đến 4/5 mặt trang. Phần lớn là các lệnh, nghị định, thông báo... liên quan hoặc không hề liên quan tới dân chúng.

Hồ sơ Gia Định báo - Kỳ 3: Thuở đầu nghề báo

TT - Những số đầu tiên, dưới măngsét Gia Định báo là tên báo bằng chữ Hán, nhưng tới năm 1881 thì không thấy nữa. Đến năm 1893, phía trên măngsét của báo xuất hiện dòng chữ Cộng hòa Pháp và đề từ Tự do, bình đẳng, bác ái bằng tiếng Pháp. Dưới măngsét là dòng chữ thông báo về ngày ra báo, giá báo và nơi mua.

"Bếp núc" tờ Gia Định báo

TT - Cho đến những thập niên đầu thế kỷ 20, việc ra báo ở Nam kỳ vẫn "phải xin phép" nếu là báo viết bằng tiếng Việt và chỉ có báo bằng tiếng Pháp mới được "tự do" xuất bản. Do đó, việc Gia Ðịnh báo trong thời gian đầu phải cấp phép cho một người Pháp làm chánh tổng tài (chức tương đương tổng biên tập ngày nay) là chuyện bình thường.

Hồ sơ Gia Định báo

TT- Đã 146 năm đi qua, Gia Định báo, tờ báo bằng “quốc ngữ âm tiếng Lang Sa” (chữ Việt ngày nay), được phổ biến công khai ở Việt Nam. Công khai vì trước đó chữ quốc ngữ chỉ phổ biến hẹp trong các xứ đạo, các nhà thờ Thiên Chúa giáo và nội bộ giáo dân. Gia Định báo đã tạo dựng bước đi đầu tiên cho sự phát triển báo chí, in ấn, văn học, ngôn ngữ... Việt Nam từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 như thế nào?