19/03/2007 02:41 GMT+7

Tình nguyện... thử nghiệm thuốc

Q.THÀNH - N.HƯNG
Q.THÀNH - N.HƯNG

TT - Họ là những nam thanh niên, người nhiều tuổi nhất là 28, người ít nhất là 19, tình nguyện uống thuốc vào người khi cơ thể trong trạng thái khỏe mạnh. Trong mắt phần đông mọi người họ là những kẻ “khùng”, tuy nhiên khoa dược lý Viện Kiểm nghiệm thuốc, Bộ Y tế (48 Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại đang rất cần những con người như thế.

eIzTL8Eo.jpgPhóng to
Nguyễn Huy Ngọc đang được BS khám sức khỏe trước khi uống thuốc
TT - Họ là những nam thanh niên, người nhiều tuổi nhất là 28, người ít nhất là 19, tình nguyện uống thuốc vào người khi cơ thể trong trạng thái khỏe mạnh. Trong mắt phần đông mọi người họ là những kẻ “khùng”, tuy nhiên khoa dược lý Viện Kiểm nghiệm thuốc, Bộ Y tế (48 Hai Bà Trưng, Hà Nội) lại đang rất cần những con người như thế.

Từ những người tiên phong...

Trưởng khoa dược lý, Viện Kiểm nghiệm thuốc T.Ư TS Phùng Thị Vinh kể: “Để có được ca thử thuốc đầu tiên vào tháng 8-2003, chúng tôi gặp phải nhiều khó khăn. Nhưng khó nhất là tìm tình nguyện viên (TNV) để tiến hành thử bởi vì công việc này còn lạ lẫm”.

“Chúng tôi lấy đối tượng là các sinh viên trong hai ngành y và dược làm TNV thử nghiệm, các em đã có kiến thức về chuyên ngành và ý thức được sự cần thiết của công việc này đối với nghiên cứu khoa học” - TS Vinh cho biết. Trong lần thử nghiệm thuốc đầu tiên đó để giải thích với dư luận rằng đây là một công việc an toàn và có ích cho y học, TS Vinh đã thuyết phục chính con trai mình là anh Phạm Bảo Tùng tham gia.

Cùng là những người đầu tiên ở VN tham gia tình nguyện thử nghiệm thuốc như Phạm Bảo Tùng, Nguyễn Huy Ngọc còn là người tham gia nhiều đợt thử thuốc nhất. Là cựu SV dược (khóa 55), “kinh qua” năm lần thử thuốc, gặp tôi Ngọc khoe: “Mình là người tiên phong mở đường cho một công việc mới, cũng là thành viên trẻ nhất trong Hội đồng y đức từ ngay đợt thử đầu tiên”.

Nói chuyện về việc thử thuốc, Ngọc có vẻ “dạn dày” kinh nghiệm: “Ngay cả lần đầu tiên mình cũng không sợ gì cả, qua học trên lớp ý thức được rằng đây là một công việc có thể đóng góp cho ngành”. Tuy nhiên, ban đầu Ngọc cũng phải giấu bố mẹ “vì nói ra chỉ để cho bố mẹ thêm lo lắng chuyện không đáng lo”. Chỉ sau vài lần thử Ngọc mới tiết lộ với gia đình, anh cười: “Đem cái thân khỏe mạnh về “báo cáo” là cách thuyết phục hiệu quả nhất”.

TS Phùng Thị Vinh cho biết: Thử tương đương sinh học là một công việc rất mới ở Việt Nam, nó khác với việc thử nghiệm lâm sàng. Đây là những thử nghiệm trên cơ thể người khỏe mạnh nhằm đánh giá chất lượng các chế phẩm thuốc cùng loại của nhiều nhà sản xuất khác nhau để xem chúng có thể thay thế được nhau hay không. Qua đó có thể đánh giá chất lượng thuốc tốt hơn.

...Đến đội TN “Chuột chuyên nghiệp”

Ngọc không chỉ là người tiên phong trong việc tình nguyện thử nghiệm thuốc, anh còn nhận thêm nghề “môi giới”. Trong vòng ba năm, Ngọc đã giới thiệu cho Viện Kiểm nghiệm hàng chục TNV, chủ yếu là những SV khóa 57, 58, 59 ĐH Dược. Đội TNV này không chỉ bó hẹp trong trường dược mà Ngọc còn rủ cả mấy ông bạn bên ĐH Xây dựng tham gia. Nếu như các SV bên dược hầu hết đã được trang bị kiến thức về thuốc trên ghế nhà trường thì TNV bên xây dựng tham gia là do “gửi trọn niềm tin” vào Ngọc.

Cho đến thời điểm này, đội quân TNV của viện thử nghiệm thuốc khoảng 40 người. Họ vẫn thường nói vui vói nhau rằng họ là những chú chuột thí nghiệm chuyên nghiệp. Nguyễn Tiến Châu và Nguyễn Nho Tuấn là hai TNV (ĐH Dược Hà Nội) tương đối quen thuộc của viện. Tuấn nói rất thật về công việc của mình: “Vừa được tìm hiểu, bổ sung kiến thức cho mình, vừa có thu nhập”.

Cứ trong một lần thử như thế, mỗi TNV được bồi dưỡng khoảng 1 triệu đồng tùy theo lượng thuốc và qui mô các đợt thử. Tất nhiên không phải đơn giản đến phòng kiểm nghiệm uống thuốc vào là xong. Khoảng 12-24 TNV (cho mỗi lần thử) phải trải qua các bước khám tuyển gắt gao của các bác sĩ.

TNV đạt tiêu chuẩn phải là những người được kết luận khỏe mạnh bình thường. Và họ phải ký vào một bản cam kết thỏa thuận với viện nghiên cứu. Trong quá trình thử luôn luôn có một đội ngũ bác sĩ ở khoa chống độc Bệnh viện Bạch Mai túc trực. TNV được uống thuốc và phải ở lại viện trong vòng hai ngày để lấy mẫu máu cũng như các chỉ số sinh hóa khác làm cơ sở đánh giá thuốc.

TS Vinh cho biết qua các lần tiến hành thử nghiệm trước đây chưa có vấn đề lớn nào xảy ra ngoài sự trù lượng của viện. Tuy nhiên, vẫn có trục trặc nhỏ xảy ra. Một số TNV mới chứng kiến cảnh lấy mẫu máu đã bị choáng vì tâm lý kém đành phải “bỏ cuộc”.

Q.THÀNH - N.HƯNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên