13/04/2022 05:54 GMT+7

Tin sáng 13-4: Vàng thế giới tăng, trong nước chủ yếu bán ra; xăng giảm nhẹ, có nên bỏ quỹ bình ổn?

TUỔI TRẺ ONLINE
TUỔI TRẺ ONLINE

TTO - Trẻ mầm non thủ đô đến trường; Giá vàng thế giới tăng mạnh, trong nước chủ yếu bán ra; Lỗ hổng kiểm soát hàng nhập khẩu; Cho F1 ngưng cách ly và đi làm, chưa đề xuất đã lạc hậu?; Cả nước có mưa, miền Bắc sắp lạnh... là những tin nóng hôm nay.

Tin sáng 13-4: Vàng thế giới tăng, trong nước chủ yếu bán ra; xăng giảm nhẹ, có nên bỏ quỹ bình ổn? - Ảnh 1.

Trước đó, trẻ từ lớp 1 đến lớp 6 ở Hà Nội đã được trở lại trường - Ảnh: NAM TRẦN

Trẻ mầm non thủ đô Hà Nội được đến trường

Hôm nay, gần 1.200 cơ sở trường mầm non trên toàn địa bàn TP Hà Nội được mở cửa đón trẻ sau quãng thời gian rất dài phải ngừng hoạt động do dịch COVID-19. 

Theo số liệu, số trẻ được huy động đến trường vào ngày 13-4 đạt khoảng 80-85%. Có khoảng 30-40% giáo viên của các nhóm, lớp mầm non có nhu cầu xin nghỉ việc. 

Nếu số trẻ trong độ tuổi trở lại trường nhiều hơn, tình trạng thiếu giáo viên sẽ xảy ra. Nhiều cơ sở mầm non đã ngừng hoạt động hoặc không thể khôi phục hoạt động ngay được.

Giá vàng thế giới tăng mạnh, trong nước nghiêng về bán ra

Từ mức 1.950 USD/ounce, giá vàng thế giới bất ngờ tăng thẳng đứng, có lúc gần chạm 1.980 USD/ounce. Sau đó giá vàng thế giới giảm nhẹ về 1.971 USD/ounce vào 23h ngày 12-4.

Tin sáng 13-4: Vàng thế giới tăng, trong nước chủ yếu bán ra; xăng giảm nhẹ, có nên bỏ quỹ bình ổn? - Ảnh 2.

Vàng trưng bày tại một cửa hàng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trong nước, giá bán vàng miếng SJC theo niêm yết cuối ngày tại Công ty SJC là 69,5 triệu đồng/lượng, mua vào 68,85 triệu đồng/lượng. Tại Công ty PNJ, giá bán vàng miếng SJC ở mức 69,45 triệu đồng/lượng, mua vào 68,8 triệu đồng/lượng.

So với giá vàng thế giới quy đổi, giá bán vàng miếng SJC đang cao hơn đến 14,79 triệu đồng/lượng.

Các chuyên gia nhận định với thị trường nghiêng về hướng bán như hiện nay thì giá vàng miếng SJC rất khó tăng mạnh trở lại.

Tin sáng 13-4: Vàng thế giới tăng, trong nước chủ yếu bán ra; xăng giảm nhẹ, có nên bỏ quỹ bình ổn? - Ảnh 3.

Người dân đổ xăng tại một cây xăng ở quận Bình Thạnh, TP.HCM chiều 12-4 - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

* Xăng dầu giảm giá nhẹ, lại tranh luận bỏ quỹ bình ổn giá. Đáng lẽ giá có thể giảm mạnh hơn nhưng do trích lập quỹ mạnh nên nhiều ý kiến khác nhau. Tuổi Trẻ Online sẽ hỏi nhiều chiều, phân tích về câu chuyện này sáng nay.

* Doanh thu giỗ Tổ tưng bừng, nhiều địa phương và doanh nghiệp đang lên kế hoạch hoành tráng, đầu tư nhiều hơn dịp 30-4. 

* Chứng khoán chịu áp lực tin đồn. Lãnh đạo Tập đoàn Hoa Sen và Tập đoàn GELEX vừa có thông tin chính thức liên quan đến các tin đồn xuất hiện trên các diễn đàn, hội nhóm trên mạng về chứng khoán, khiến cổ phiếu của doanh nghiệp bị rớt giá. Thiệt hại và giải pháp ngăn chặn ra sao? Bạn đọc có thể tìm thấy câu trả lời trên Tuổi Trẻ Online ngày 13-4.

Lỗ hổng kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu, có nguy cơ không cảnh báo kịp

Nhiều sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đến khi nước ngoài công bố thu hồi, chúng ta mới đi rà soát, kiểm tra. Khi đó có thể nhiều người đã bị ảnh hưởng.

Tin sáng 13-4: Vàng thế giới tăng, trong nước chủ yếu bán ra; xăng giảm nhẹ, có nên bỏ quỹ bình ổn? - Ảnh 4.

Kẹo trứng Kinder Surprise bị thu hồi tại 7 nước châu Âu do nghi nhiễm khuẩn salmonella - Ảnh: standard.co.uk

Đại diện Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết những vụ phát hiện thực phẩm có lỗi chất lượng phạm vi toàn cầu như vụ nghi có vi khuẩn salmonella trong kẹo chocolate trứng thì thông thường các nước ghi nhận vụ việc sẽ báo tin cho Infosan (Mạng lưới các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quốc tế). 

Infosan sẽ trích xuất thông tin từ nhà sản xuất xem sản phẩm xuất khẩu đi nước nào và báo cho quốc gia nhập sản phẩm.

Tuy nhiên, "Lượng thực phẩm có trên thị trường rất lớn, số được hậu kiểm chỉ chiếm một tỉ lệ nhất định. Quản lý chất lượng thực phẩm phải trên cả quá trình từ nuôi trồng, thu hái, giết mổ, bảo quản, chế biến chứ không chỉ quản lý sản phẩm cuối cùng" - đại diện Cục An toàn thực phẩm nói.

Hôm nay tuyên án vụ cựu phó trưởng công an phường bảo kê đánh bạc 

Hôm nay (13-4) TAND TP.HCM tuyên án 15 bị cáo trong vụ đánh bạc, tổ chức đánh bạc liên quan đến ông Đoàn Hồng Phúc - cựu phó trưởng Công an phường 6, quận 6. 

Tin sáng 13-4: Vàng thế giới tăng, trong nước chủ yếu bán ra; xăng giảm nhẹ, có nên bỏ quỹ bình ổn? - Ảnh 5.

Các bị cáo tại tòa - Ảnh: TUYẾT MAI

Trước đó, Viện KSND TP.HCM đề nghị tuyên phạt ông Đoàn Hồng Phúc từ 5-6 năm tù về tội tổ chức đánh bạc. Các bị cáo Ngô Nhựt Thanh (49 tuổi) bị đề nghị 6 năm 6 tháng tù đến 7 năm 6 tháng tù, Tô Mỹ Nhí (36 tuổi) 8 năm đến 9 năm tù về hai tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. 

12 bị cáo còn lại bị đề nghị từ 2 năm 6 tháng cải tạo không giam giữ đến 4 năm tù về tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc. 

Cho F1 ngưng cách ly và đi làm, chưa đề xuất đã lạc hậu?

Cách đây hơn 1 tháng, tại phiên họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia đầu tháng 3, Bộ Y tế đã có nhiều đề xuất mới, trong đó có đề xuất ngưng cách ly F1 và cho F1 (cùng với F0 trong một số trường hợp) được đi làm.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một chuyên gia của Bộ Y tế cho biết cơ quan chức năng của bộ này đang xem xét và sẽ sớm có đề xuất chính thức việc ngưng cách ly F1, thay vào đó là tự theo dõi sức khỏe trong thời gian nguy cơ. 

Tin sáng 13-4: Vàng thế giới tăng, trong nước chủ yếu bán ra; xăng giảm nhẹ, có nên bỏ quỹ bình ổn? - Ảnh 7.

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Tuy nhiên, hiện Việt Nam đã ghi nhận trên 10 triệu ca mắc từ đầu vụ dịch, số mắc tăng nhanh trong 2 tháng vừa qua, việc cho phép ngưng cách ly F1, có chuyên gia nêu ý kiến đã là... lạc hậu so với thực tế.

Sau hơn 100 ngày, Hà Nội lần đầu chỉ còn dưới 2.000 ca COVID-19

Hà Nội ngày 12-4 thông báo ghi nhận 1.942 ca COVID-19. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Sóc Sơn (155); Thanh Trì (154); Hoàng Mai (151); Gia Lâm (139); Long Biên (111). Từ ngày 29-4-2021 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.526.753 ca COVID-19 với 1.333 ca tử vong (chiếm tỉ lệ 0,08% tổng ca mắc).

Tin sáng 13-4: Vàng thế giới tăng, trong nước chủ yếu bán ra; xăng giảm nhẹ, có nên bỏ quỹ bình ổn? - Ảnh 8.

Cấp phát thuốc và kit xét nghiệm cho F0 ở Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Tới hết ngày 11-4, còn hơn 147.400 ca COVID-19 đang điều trị, theo dõi, giảm gần 1.400 ca so với ngày trước đó. Số ca phải điều trị ở bệnh viện chỉ còn 620 người, giảm 10 ca; số còn lại hơn 146.700 ca theo dõi cách ly tại nhà.

Cả nước có mưa, miền Bắc sắp đón không khí lạnh

Mưa rào là xu thế thời tiết chung trong ngày 13-4 của cả nước, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết thông tin này.

Cụ thể, phía Tây Bắc Bộ, đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Phía Đông Bắc Bộ, đêm 12 và rạng sáng 13-4 có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, trưa chiều trời nắng.

Screen Shot 2022-04-12 at 20

Bản đồ thời tiết cả nước - Ảnh chụp từ website Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng. Từ phía nam khu vực Đà Nẵng - Bình Thuận trở vào Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào rải rác, kèm dông.

Cơ quan khí tượng lưu ý ngày 15-4, các tỉnh miền Bắc chịu ảnh hưởng của một đợt không khí lạnh yếu khiến trời nhiều mây, có mưa nhỏ, nền nhiệt giảm nhẹ. Những ngày sau đó, không khí lạnh hoạt động mạnh hơn, gây mưa rào và dông cho toàn miền Bắc.

Theo ứng dụng Pamair, ngày 13-4 chất lượng không khí khu vực các tỉnh phía Bắc và Tây Nguyên có xu hướng gia tăng ô nhiễm.

Tin COVID-19 chiều 12-4: Cả nước 22.804 ca mới, 202.184 bệnh nhân khỏi bệnh Tin COVID-19 chiều 12-4: Cả nước 22.804 ca mới, 202.184 bệnh nhân khỏi bệnh

TTO - Bộ Y tế cho biết trong 24 giờ qua cả nước ghi nhận 22.804 ca mắc COVID-19 mới, trong đó Hà Nội xuống dưới 2.000 ca. Trong ngày có 202.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, gấp gần 9 lần số ca mới.

TUỔI TRẺ ONLINE
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên