17/10/2012 18:07 GMT+7

Tìm thấy Hệ Mặt trời bé nhất từ trước đến nay

TRÙNG DƯƠNG (Theo LiveScience)
TRÙNG DƯƠNG (Theo LiveScience)

TTO - Nhờ kính viễn vọng Kepler, các nhà khoa học của NASA vừa phát hiện Hệ Mặt trời bé nhất từ trước đến nay. Hệ Mặt trời “chật chội” gồm năm hành tinh quay quanh một ngôi sao.

2geaV2do.jpgPhóng to

Hệ hành tinh xoay quanh ngôi sao KOI-500 là hệ hành tinh chật chội nhất từ trước đến nay - Ảnh: LiveScience

Hệ hành tinh này xoay quanh ngôi sao có tên KOI-500, có khối lượng tương đương với Mặt trời, nhưng đường kính nhỏ chỉ bằng 3/4 Mặt trời và có tuổi đời khoảng 1 tỉ năm.

Khoảng cách từ các hành tinh đến "mặt trời" của chúng rất ngắn. Chính vì quá gần KOI-500 nên một năm của các hành tinh - tức khoảng thời gian một hành tinh xoay quanh ngôi sao chiếu sáng nó - lâu nhất cũng chỉ bằng 9,5 ngày tại Trái đất và ít nhất chỉ 1 ngày. Mặc dù vậy những quỹ đạo này rất ổn định, không có nguy cơ va vào nhau hay đẩy nhau ra xa ngôi sao KOI-500.

Nhà thiên văn học Ragozzine cho rằng hệ hành tinh bao quanh KOI-500 trải rộng hơn nhưng do tương tác trọng lực giữa các hành tinh, cộng thêm sức ép từ khí gas nên hệ hành tinh này bị ép nhỏ lại như hiện nay.

TRÙNG DƯƠNG (Theo LiveScience)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Hệ mặt trời KOI500