Theo thống kê được công bố tại hội thảo, sau hai cơn bão, toàn vùng Bắc Trung bộ có hơn 22.000ha cao su bị gãy đổ ở nhiều mức độ khác nhau, nặng nhất là Quảng Bình với 12.174ha, Quảng Trị với 7.076ha, Hà Tĩnh 2.200ha, Thừa Thiên - Huế 550ha. Diện tích này quy đổi tương đương với 10.000ha cây cao su đông đặc trong tổng số hơn 80.000ha của toàn khu vực.
Nhiều hộ nông dân trồng cao su tiểu điền tham dự hội thảo đã cho biết “vẫn tiếp tục trồng cây cao su vì những lợi ích mà nó mang lại trong thời gian qua, và thực tế hiện nay chưa tìm ra cây gì để thay thế cây cao su mà phù hợp với đất đai cũng như hiệu quả kinh tế nó từng mang lại”. Những hộ nông dân này cũng “đặt hàng” với các nhà khoa học là làm sao lai tạo được một bộ giống cao su phù hợp với vùng đất thường bị gió bão, đó là loại cây có thân cứng, tán thấp và năng suất cao để nông dân thay thế các vườn cây cũ.
Nhiều ý kiến cũng cho thấy việc gia tăng số lượng cây cao su trồng trên cùng một diện tích với khoảng cách 3x5m (660 cây/ha) thay vì trồng với khoảng cách 3x6m (550 cây/ha), với mật độ cây dày hơn sẽ hạn chế phần nào bị gió xô ngã đổ. Ngoài ra khâu tạo tán cho cây, trồng rừng phòng hộ bao quanh lô cao su cũng là những biện pháp giảm thiểu thiệt hại cho cây cao su mà thời gian qua ít được chú trọng.
Tại hội thảo, ông Phạm Ngọc Quảng - cục phó Cục Trồng trọt - cũng khuyến cáo với các diện tích cao su bị thiệt hại không có khả năng tái canh, trước mắt bà con nên tận thu mủ và chặt lấy gỗ để bán trước khi hủy hoàn toàn. Sau đó, có thể xem xét trồng một vụ cây ngắn ngày như ngô, khoai lang, rau... để cứu vãn tình thế.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Vẫn trồng cao su ở vùng bãoĐau đớn giữa rừng cao suCay đắng bạt ngàn cao su ngã gụcThiệt hại vì trồng cao su theo phong trào
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận