Vườn cao su của ông Trần Văn Thành (Bố Trạch, Quảng Bình) bị gãy đổ sau sáu năm chăm bón - Ảnh: Thái Lộc |
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lung nói:
Vùng hay gió bão không nên trồng cao su * Đã có nghiên cứu được công bố tại hội thảo của Viện Lâm nghiệp ngay tuần trước khuyến cáo không nên trồng cao su ở vùng thường xuyên có bão trên cấp 8. Theo ông, trồng cao su ở miền Trung có hợp lý? - Đúng, vùng nào hay bị gió bão thì không nên trồng cao su. Nhưng cũng cần nghiên cứu cụ thể, nếu cũng trong vùng đấy có những thung lũng thì lại không sợ. Trồng cao su ở đâu phải tính toán, nghiên cứu kỹ để giảm thiểu rủi ro cho dân. |
- Trồng cao su về nguyên tắc phải trồng theo hướng “đại điền”, tức trồng thành một vùng rộng lớn, chứ không thể trồng kiểu “tiểu điền” từng khoảnh, từng khoảnh một. Nếu trồng thành một vạt lớn, khả năng che chắn, giảm thiệt hại sẽ tốt hơn. Không hiểu những điểm thiệt hại lớn do cơn bão số 10 trồng kiểu gì nhưng theo tôi, việc trồng cao su ở khu vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thanh Hóa dễ gặp khó khăn...
* Thiệt hại từ cơn bão vừa qua cho cây cao su ở Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị là rất lớn. Vậy theo nghiên cứu của ông, vùng này có thích hợp trồng cao su?
- Từ xưa đến nay, vùng này không ai trồng cao su cả. Ở đây gọi là “đánh đổi”, có lợi ích kinh tế trước mắt thì liều, cứ thế làm thôi. Thường trước khi để dân trồng, ta phải giao cơ quan khoa học trồng thử nghiệm vài hecta ở nhiều địa bàn và thời gian cũng phải dài để ta lấy nhựa được vài ba năm. Từ thử nghiệm đó sẽ tính toán xem sản lượng nhựa như thế nào, chất lượng nhựa, các rủi ro thời tiết, rồi cả bán được nhựa hay không mới tính toán được hiệu quả, có nên trồng cao su ở vùng này hay không. Bao giờ cũng phải thế, trồng cây lúa cũng phải theo quy trình như thế.
* Nghĩa là yếu tố rủi ro do thiên tai như bão dường như chưa được tính đến?
- Chúng ta đã có những phương pháp tính, trồng như thế nào, đánh giá ra sao... Còn bây giờ người ta chủ yếu chỉ toàn suy đoán. Có nơi làm dự án chỉ cốt thuyết phục để có người duyệt cho vay tiền. Trước mắt, hiệu quả sẽ thấy vì sống bằng tiền vay. Rồi thành phong trào, không phải làm kinh tế mà là làm thi đua. Làm kinh tế thì người ta không làm như thế.
Ở hội thảo cuối tháng 9 vừa qua của Viện Khoa học lâm nghiệp, đại diện Tập đoàn Công nghiệp cao su đã nói về việc trồng cao su ở Tây Bắc có hiệu quả, đời sống của người dân vùng trồng cao su đó nâng lên rất nhiều. Nhưng muốn xem bền vững thật không thì phải xem một thời gian cây cao su cho nhựa đã. Khi cân bằng các rủi ro, dân có lãi và cái lãi ấy về nông dân thì mới lâu dài cho thị trường.
* Qua cơn bão, thiệt hại của người dân trồng cao su ở một số tỉnh miền Trung là rất lớn. Vậy ta có nên xem lại quy hoạch, siết chặt lại quy hoạch, hướng dẫn đầy đủ để hạn chế rủi ro cho dân?
- Có hai cách quy hoạch, trong đó có thể chấp nhận quy hoạch tương đối là lấy đặc điểm sinh thái của cây chịu được rét bao nhiêu, chịu được nhiệt độ bao nhiêu, có chịu được úng, được gió, được hạn không? Nếu thấy vùng nào đó đáp ứng sẽ đưa cán bộ đến xem điều kiện sinh thái của vùng, tính toán giống để xem vùng đó có thể trồng được bao nhiêu hecta. Ví dụ, Thanh Hóa có đến 2 triệu ha đất, nhưng có thể chỉ một số nơi phù hợp thì phải khoanh vùng và trồng vào vùng chắc chắn có lãi trước. Nhưng giờ nhiều nơi ta không làm thế. Ai kiếm được chỗ nào, kiếm được tiền, ai có nguồn vay thì cứ làm. Thành ra đến giờ ta không có quy hoạch...
* Quy hoạch cả nước có 800.000ha cao su thì nay đã phá ngưỡng này mất rồi?
- Không, đã có quy hoạch đâu. Năm 2009, Chính phủ cho chỉ tiêu để quy hoạch, chứ không phải là quy hoạch. Cần phải có nghiên cứu, giao cho từng bộ, ngành. Chẳng hạn quy hoạch cao su Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phải làm, làm trước bao nhiêu năm, phải trồng thử để tính toán hiệu quả kinh tế rồi mới làm quy hoạch. Quy hoạch phải có trên cơ sở khoa học, chứ không thể nào ngồi mà vẽ được. Ví dụ trồng cà phê, dân ta trồng quá lên, rồi phải chặt đi chặt lại nhiều lần...
* Thạc sĩ TRẦN VĂN LỢT (giảng viên khoa nông học Trường ĐH Nông lâm TP.HCM): Không hiệu quả Trước đây, khi Pháp vào Việt Nam, họ đã chọn một số vùng đất tốt để trồng cây cao su. Đông Nam bộ được chọn vì đây là vùng đất đỏ, màu mỡ, điều kiện khí hậu ổn định, ấm áp. Một đặc tính của cây cao su là thân cành giòn, dễ gãy. Thêm vào đó, trước đây cao su được trồng bằng hạt, còn bây giờ người ta chủ yếu trồng bằng cây ghép nên bộ rễ không phát triển, không ăn sâu được vào đất, do vậy cây cao su không có khả năng chịu gió mạnh, dông bão. Cao su cũng không sống được ở vùng đất có đá ngầm sâu từ 0,8-1m tính từ mặt đất. Nhà nước có chủ trương trồng cây cao su ở nhiều nơi như các tỉnh phía Bắc, Quảng Nam, Đà Nẵng nhưng việc canh tác này không mang lại hiệu quả. H.Nhung ghi |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận