23/01/2016 14:04 GMT+7

​Tìm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Việc liên kết với các tập đoàn FDI công nghệ cao là xu thế tất yếu giúp các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử của Việt Nam phát triển trong thời gian tới.

Công nghiệp hỗ trợ cho ngành công nghiệp điện tử chiếm tỉ lệ trên 80% giá trị của ngành công nghiệp điện tử, bao gồm các ngành: công nghiệp sản xuất linh kiện, công nghiệp vật liệu, công nghiệp khuôn mẫu, gia công cơ khí… Trong đó, công nghiệp vi mạch bán dẫn là ngành công nghiệp sản xuất linh kiện chiếm tỉ lệ trên 70% của công nghiệp hỗ trợ.

Công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử tại Việt Nam ít phát triển nên dẫn đến tỉ lệ nội địa hóa rất thấp, bình quân chỉ 20-30%, còn lại chủ yếu là bao bì đóng gói với các chi tiết nhựa, chi tiết kim loại…

Hiện nay, với thị trường tiêu thụ trong nước thì các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung vào công đoạn lắp ráp linh kiện điện tử, còn toàn bộ mạch tích hợp đều mua từ nước ngoài. Trong khi đó, nguồn nhân lực của các doanh nghiệp chủ yếu là lao động phổ thông, thiếu lao động trình độ cao sản xuất vi mạch bán dẫn.

Từ thực tế nêu trên, theo các chuyên gia, mô hình mới cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, đặc biệt là công nghiệp điện tử, cũng là “cửa thoát rộng mở” cho doanh nghiệp nhỏ và vừa chính là liên kết sản xuất với các tập đoàn FDI công nghệ cao.

Sự liên kết này là tất yếu, nhưng sự chủ động thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ hiện nằm ở phía các tập đoàn đã đầu tư vào Việt Nam. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta chưa có một sự chuẩn bị cơ bản nào đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn trên, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Thực tế cho thấy, các tập đoàn công nghệ lớn đang đóng góp đáng kể vào việc giải quyết thiếu hụt nguồn nhân lực kỹ thuật có trình độ cao thông qua các chương trình liên kết với trường đại học, cao đẳng và cả các chương trình đào tạo nội bộ.

Bên cạnh đó, các tập đoàn công nghệ cao không thể đi theo con đường thâm dụng lao động để tối đa hóa lợi nhuận khi đầu tư tại các nước có lao động trẻ như Việt Nam. Quá trình cộng sinh tốt nhất là công ty công nghệ cao sẽ từng bước chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ nhằm tăng tính cạnh tranh sản phẩm.

Ngoài ra, để phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử, TP.HCM cần sớm ban hành chính sách cụ thể ưu tiên doanh nghiệp nhỏ và vừa có những sản phẩm ứng dụng vi mạch (do Việt Nam tự chủ trong nghiên cứu thiết kế hoặc sản xuất) tham gia vào các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước như chiếu sáng công cộng, vé xe thông minh, điện lực, viễn thông…

Ngoài ra, cần xây dựng cơ sở dữ liệu ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm giảm thời gian ở tất cả các khâu như tìm kiếm đối tác ban đầu, kiểm tra, đánh mẫu, đặt hàng lần đầu, đặt hàng quy mô lớn…

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên