Phóng to |
- Theo qui chế hiện hành, chủ cơ sở kính thuốc phải có bằng trung cấp y và đã được đào tạo về chuyên môn liên quan đến kính thuốc. Nhưng trên thực tế, chủ cơ sở kính thuốc có bằng trung cấp y chỉ chiếm 8%, trong khi nhu cầu của người dân là rất lớn. Nếu cứ yêu cầu đúng tiêu chuẩn hiện hành, sẽ tạo áp lực rất lớn cho cả người kinh doanh dịch vụ và người bệnh có nhu cầu.
* Dự thảo thông tư mới sẽ giải quyết áp lực này bằng cách hạ tiêu chuẩn được mở và kinh doanh kính thuốc, thưa ông?
- Trước đây, Bộ Y tế đã có văn bản áp dụng tạm thời cho phép người có chứng chỉ chuyên môn về kính thuốc, nhưng chưa có bằng trung cấp y, được hành nghề đến hết năm 2007. Còn dự thảo mới sẽ hướng đến tất cả chủ cơ sở kính thuốc phải có chứng chỉ chuyên môn về trang thiết bị y tế (về thiết bị đo kiểm, chẩn đoán tật khúc xạ mắt, mài lắp kính...) do cơ sở chuyên môn được Bộ Y tế chỉ định cấp. Đồng thời những chủ cơ sở chưa có bằng trung cấp y sẽ phải mời (bằng cách ký hợp đồng làm việc 100% thời gian) người có bằng, đã làm việc từ hai năm trở lên tại cơ sở chuyên khoa mắt. Hướng đi này nhằm từng bước đưa dịch vụ kinh doanh kính thuốc vào trật tự kỷ cương.
* Theo ông, cơ sở kính thuốc theo tiêu chuẩn sắp tới có đảm bảo yêu cầu chuyên môn? Nếu chuyên môn kém, đo thị lực không đúng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người dân?
- Tôi đánh giá khóa học về đo khúc xạ, mài lắp kính... thực tế với cơ sở kính thuốc hơn so với bằng trung cấp y (chưa kể chủ cơ sở kính thuốc sẽ phải mời thêm người có bằng từ trung cấp y, có hai năm công tác tại cơ sở nhãn khoa trở lên). Hiện nay, cơ sở đào tạo chuyên môn về kính thuốc được Bộ Y tế chỉ định là Trường CĐ nghề Kỹ thuật - thiết bị y tế ở đường Lương Định Của, Đống Đa, Hà Nội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận