![]() |
- Tiết kiệm hiểu theo nghĩa rộng là sử dụng các nguồn lực: thời gian, lao động, các chi phí vật chất... một cách ít nhất để đạt hiệu quả tốt nhất, nhanh nhất. Thông thường, trong xã hội có hai phương thức, thực chất là hai bậc tiết kiệm. Đó là cố gắng chi phí ít nhất và ở bậc cao hơn là chi phí sao cho hiệu quả nhất. Dù ở bậc nào thì hành vi tiết kiệm cũng phải hình thành từ một quá trình tư duy.
* Quá trình đó diễn ra thế nào, thưa ông?
- Muốn tiết kiệm thì người ta phải có động cơ. Thông thường là động cơ bảo vệ tài sản để giảm hao tổn hoặc động cơ phát triển số tài sản đó. Muốn có những động cơ trên thì phải xác định rõ tính sở hữu. Người ta chỉ bảo vệ, phát triển tài sản của mình, gia đình mình, cộng đồng mình mà việc đó trực tiếp hoặc gián tiếp có lợi cho mình. Đồng thời phải xác định rõ trách nhiệm của người sử dụng thứ tài sản đó. Nếu của bản thân mình thì trách nhiệm đó chính là nỗi "của đau con xót". Nếu của người khác, của tập thể, của Nhà nước thì trách nhiệm phải công khai, minh bạch và có ràng buộc.
* Theo ông, xã hội ta hiện nay cần có quan điểm tiết kiệm như thế nào?
- Ở nấc thang tư duy sơ đẳng về tiết kiệm, hay trong một xã hội tự cung tự cấp là chính hoặc trong tình thế nhất định thì người ta cho rằng càng giảm chi tiêu càng tốt. Đó là tiết kiệm "tiêu cực". Và chưa có ai làm giàu được bằng cách tiết kiệm này. Nhưng trong một xã hội mở, hướng đến phát triển như chúng ta hiện nay thì đầu tư hiệu quả chính là cách tiết kiệm tốt nhất. Để làm được điều này, chúng ta phải dần hoàn thiện một hệ thống cơ chế bảo vệ, khuyến khích tiết kiệm, đòi hỏi tối đa tính hiệu quả của đầu tư kèm theo hệ thống giám sát chặt chẽ.
![]() |
Anh nông dân ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang hốt những hạt gạo rơi trên sàn tàu, không để lãng phí - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
- Về tổng thể thì như vậy, nhưng trên thực tế chúng ta vẫn tồn tại kiểu tư duy tiết kiệm "tiêu cực" và vẫn còn khe hở gây lãng phí, thất thoát nguồn lực. Những sơ hở, yếu kém trong quản lý đầu tư công khiến ngân sách bị trục lợi thì đã rõ, Kiểm toán Nhà nước cũng liên tục công bố. Ở cấp vĩ mô, tầm nhìn của nhà điều hành mang đậm hiệu quả tiết kiệm. Ví dụ đầu tư hạ tầng giao thông đủ đáp ứng nhu cầu phát triển thì đòi hỏi khoản kinh phí quá lớn so với nguồn lực hiện tại. Thế nhưng nếu mạnh dạn thực hiện, có thể nó sẽ mang lại lợi ích lớn hơn nhiều và không chỉ là lợi ích trước mắt, lợi ích vật chất. Ngược lại, đầu tư nhỏ giọt tốn kém mà vẫn tắc đường, kiềm chế phát triển mọi mặt, lãng phí cơ hội cả thời đại.
* Ông nghĩ thế nào khi trong hoàn cảnh xã hội khó khăn nhưng vẫn có những người xài phung phí, xa hoa?
* Ông đánh giá gì về tinh thần và hiệu quả tiết kiệm của xã hội hiện nay? - Xã hội ta chưa phải đã giàu đủ để làm nên một nền văn hóa tiêu dùng sang trọng. Thế nhưng trong đời sống đã có không ít phong cách tiêu xài xa xỉ. Trong chi tiêu công, nhìn về góc độ hiệu quả thì hệ số của đầu tư trên GDP vẫn rất thấp, tức là hiệu quả chưa cao. Xu hướng lãng phí và thất thoát cũng chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Cơ chế của chúng ta chưa đủ khả năng khuyến khích tiết kiệm cả về góc độ bảo toàn tài sản cũng như hiệu quả sinh lời. Trong phân phối nguồn lợi xã hội còn thiếu tính hợp lý. Những yếu tố đó khiến xã hội tồn tại một lực lượng kiếm tiền quá dễ dàng, nhanh chóng. Lực lượng này lại làm tiền đề cho phong cách chi tiêu xa hoa, xu hướng đua đòi tiêu xài. |
- Nhận xét về việc này phải xem nhiều mặt. Thứ nhất là động cơ xài sang. Thứ hai là nền tảng và môi trường văn hóa của người đó. Nếu ai đó mua xe đắt tiền vì anh ta đủ điều kiện mua, có nhu cầu sử dụng mà xe càng ngày càng lên giá thì như vậy cũng là tiết kiệm. Mặt khác, tiêu dùng, dù là tiêu dùng bình dân hay tiêu dùng sang trọng cũng đều là động lực lớn nhất để thúc đẩy phát triển.
Tuy nhiên, xài sang chỉ có ý nghĩa là sự sang trọng, là đẳng cấp khi người xài sang có đẳng cấp văn hóa, sống trong môi trường văn minh. Cụ thể là người xài sang phải sử dụng đồng tiền bằng chính khả năng, sức lao động của mình. Khi anh xài sang, anh phải hiểu được văn hóa sử dụng của thứ anh xài. Tiếp theo là người xài sang chỉ thể hiện sự sang trọng đó trong một môi trường tương ứng. Nếu thiếu những yếu tố trên thì xài sang là sự đua đòi kệch cỡm, lố lăng và đôi khi tàn nhẫn.
* Thói quen ăn xài xa xỉ, theo ông nguyên nhân từ đâu?
- Chỉ những đồng tiền kiếm quá dễ dàng và nhanh chóng thì người ta mới tiêu xài bạt mạng. Tiền kiếm dễ phần lớn do chi tiêu công đã để thất thoát vào túi cá nhân. Tiền kiếm dễ còn do cơ chế phân phối lợi ích trong xã hội chưa hợp lý. Ví dụ chính sách bù lỗ giá điện, giá xăng dầu hiện nay. Thực chất người giàu mới dùng nhiều xăng dầu, nhiều điện. Và người càng dùng nhiều thì càng được lợi từ khoản bù lỗ này.
Hoặc một mảnh đất ruộng của nông dân khi chuyển thành đất đô thị chỉ trong nháy mắt nó đã tăng giá hàng ngàn lần nhưng phần tăng thêm đó chưa được phân phối hợp lý. Có thể người nông dân, chủ của mảnh đất đó hưởng 70%. 30% còn lại chia cho các đối tượng liên quan khác... Tuy nhiên, cơ chế phân phối hiện nay thì nguồn lợi đó cơ bản rơi vào túi những người kinh doanh, đầu cơ, biết lợi dụng những kẽ hở của chính sách, pháp luật.
* Toàn xã hội đang kêu gọi tinh thần tiết kiệm. Văn hóa, đạo đức tiêu dùng có thể thay đổi tình hình, thưa ông?
- Tinh thần tiết kiệm để phát triển là một phẩm chất mà bất cứ xã hội nào, dù thịnh vượng đến mấy cũng không thể thiếu. Người VN cũng có truyền thống ấy. Tuy nhiên, những thành quả nhất định trong kinh tế của giai đoạn vừa qua, cơ chế quản lý xã hội đã tạo nên những dòng tiền, khối lượng tài sản lớn. Đồng thời tạo nên một lực lượng giàu có dễ và nhanh. Chúng ta chưa kịp hoàn thiện thể chế, chưa kịp hình thành văn hóa tiêu dùng phù hợp nên đến khi kinh tế gặp khó khăn mới thấy xã hội mình quá hoang phí. Tôi cho rằng kêu gọi văn hóa, đạo đức công chức hay người tiêu dùng hãy tiết kiệm chỉ có hiệu quả khi cơ chế quản lý xã hội hướng dần tới quản lý, giám sát đầu tư công hiệu quả và phân phối lợi ích xã hội công bằng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận