Xăng dầu tiêu thụ ở Việt Nam thuộc loại gây ô nhiễm môi trường nhất thế giớiQuyết định quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải
Phóng to |
Từ 1-7-2007, tất cả các loại xe lắp ráp trong nước hay nhập khẩu đều phải đạt tiêu chuẩn Euro 2 |
Trao đổi với PV , ông Cao Xuân Vịnh, Trưởng phòng Môi trường, Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết:
- Trước hết cần khẳng định rằng đây là nỗ lực của Việt Nam nhằm hạn chế vấn đề ô nhiễm không khí, nhất là khu vực đô thị trong khi số lượng người sử dụng ô tô, xe máy ngày càng tăng. Quy định mới được áp dụng tương đương với tiêu chuẩn Euro 2 của châu Âu, siết chặt giới hạn tối đa cho phép của khí thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường như carbon monoxide, hydrocarbon, khói.
Theo số liệu mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường, năm 2002, phương tiện giao thông vận tải đã sử dụng khoảng 1,5 triệu tấn xăng và dầu diesel, tương ứng với lượng khí thải thoát ra là 6 triệu tấn CO2, 61.000 tấn CO, 35.000 tấn NO2, 12.000 tấn SO2 và trên 22.000 tấn CmHn; và tại các nút giao thông chính ở một số đô thị, nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn 1,5 đến 3 lần, nồng độ SO2 gấp 2-3 lần. |
* Vì sao chúng ta không áp dụng luôn tiêu chuẩn Euro 4 như các nước trong khu vực đang làm?
- Chuyển thẳng từ bây giờ thì không thể chuyển được. Lý do thứ nhất là từ trước đến nay có bao giờ mình thông báo là mình áp dụng Euro 1 đâu. Euro 1 là mình bỏ qua rồi. Từ tháng 7-2001, Việt Nam đã loại bỏ xăng pha chì theo chỉ thị 24 của Thủ tướng Chính phủ. Việc này cũng tương ứng với tiêu chuẩn Euro 1 nhưng chúng ta lại không công bố tiêu chuẩn cho xe cơ giới, đến bây giờ mới công bố Euro 2.
Thêm nữa là nhiên liệu mà chúng ta đang nhập khẩu là loại nhiên liệu giá rẻ, không tương ứng với tiêu chuẩn Euro 4. Xăng, dầu chúng ta đang sử dụng có hàm lượng lưu huỳnh quá lớn, gần như ở mức cao nhất thế giới. Hàm lượng lưu huỳnh có trong xăng theo tiêu chuẩn 6776 năm 2000 là 1.500 ppm, tương đương với 1.500 mlg/lít, còn diesel lên tới 5.000 ppm, tương đương với 5.000 mlg/lít.
Muốn áp dụng Euro 4 thì hàm lượng lưu huỳnh trong xăng tối đa là 30 ppm. Ngoài ra còn có vấn đề benzen (C6H6). Hiện tại hàm lượng benzen của ta là 5 mlg/lít, các nước khác chỉ có 1 mlg/lít. Hàm lượng chất thơm có trong xăng cũng rất cao, chỉ số octan lại thấp chỉ từ 90 - 92, trong khi để xe chạy hết công suất thì chỉ số octan phải là 98. Trong tiêu chuẩn mà dự án Dung Quất đưa ra là chế biến được xăng có hàm lượng lưu huỳnh 30 ppm nhưng theo tôi biết khoảng năm 2010 nhà máy này mới hoạt động được.
Sau này mình có thể bỏ qua việc áp dụng tiêu chuẩn Euro 3 mà tiến thẳng lên áp dụng Euro 4. Điều này là hoàn toàn có thể và tốt hơn nếu ta đi từ Euro 2 lên Euro 3 rồi mới lên Euro 4, nhưng theo tôi sớm nhất cũng phải đến năm 2010 thì các điều kiện mới đủ để cho phép áp dụng được tiêu chuẩn tương đương với Euro 4.
Ngoài ra quyết định này cũng có độ mở. Những địa phương nào muốn áp dụng tiêu chuẩn cao hơn hoặc là muốn áp dụng mức chặt chẽ hơn thì Chính phủ khuyến khích.
* Sự chậm trễ này có gây hậu quả gì, thưa ông?
- Đúng là nó có hậu quả nhất định. Chúng tôi đã điều tra, có nhiều xe sản xuất lắp ráp tại nước mình nhưng động cơ lại được nhập ngoại. Nước ta chưa yêu cầu nhà sản xuất phải áp dụng tiêu chuẩn cao, các nước bên cạnh thì đã làm rồi. Khi áp dụng tiêu chuẩn mới, các nhà sản xuất sẽ còn một lượng hàng tồn kho không được tiêu thụ vì không đáp ứng được yêu cầu. Do tiêu chuẩn của mình thấp nên nhà sản xuất đưa hàng tồn kho ở các nước khác về Việt Nam tiêu thụ. Những chiếc xe Toyota, Mercedes nhập khẩu đủ tiêu chuẩn Euro 2 nhưng mình không đòi hỏi nên họ cũng tháo ra.
Phóng to |
* Áp dụng tiêu chuẩn mới này, các doanh nghiệp sản xuất có gặp khó khăn trong việc đầu tư dây chuyền mới?
- Tiêu chuẩn Euro 2 chỉ liên quan đến động cơ của xe, các doanh nghiệp thì chỉ lắp ráp, còn động cơ đều nhập từ nước ngoài. Vì thế, việc áp dụng tiêu chuẩn Euro 2 sẽ không có khó khăn gì đối với các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. Thực tế, thời gian qua chúng tôi cũng đã khảo sát thăm dò ở nhiều doanh nghiệp, kết quả họ đều cho rằng không ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất.
* Với những xe nhập khẩu mới thì sao?
- Tất cả đều phải kiểm tra, phải đáp ứng được Euro 2 mới cho nhập. Nếu nước xuất khẩu xe đang áp dụng tiêu chuẩn Euro 2 hoặc các tiêu chuẩn cao hơn thì khi nhập về sẽ không bị kiểm tra lại.
* Khi nào chúng ta mới áp dụng tiêu chuẩn Euro 2 cho tất cả các xe đang lưu hành?
- Euro là tiêu chuẩn chỉ áp dụng nơi đầu nguồn kiểm tra. Nghĩa là chỉ kiểm tra đối với những xe sản xuất mới hoặc nhập khẩu mới, tiêu chuẩn Euro không áp dụng cho các xe đang lưu hành. Khi nào tất cả những chiếc xe đang lưu hành hết niên hạn sử dụng thì lúc đó mới loại bỏ được tiêu chuẩn Euro 1.
Quyết định cũng đặt ra giới hạn tối đa cho phép của khí thải đối với các loại xe cơ giới đang lưu thông. Tiêu chuẩn này được áp dụng theo 2 lộ trình: từ ngày 1-7-2006 (các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ); từ 1-7-2008 (các tỉnh, thành phố còn lại).
* Theo các doanh nghiệp, động cơ đáp ứng được tiêu chuẩn Euro 2 đắt hơn động cơ có tiêu chuẩn Euro 1. Có nghĩa là khi áp dụng tiêu chuẩn Euro 2 thì giá xe sẽ tăng?
- Theo tôi điều này sẽ khó xảy ra. Kinh nghiệm của các nước cho thấy xe càng sạch giá càng rẻ. Chính phủ sẽ khuyến khích người dân sử dụng những chiếc xe có tiêu chuẩn cao. Động cơ có tiêu chuẩn Euro 2 đắt hơn động cơ có tiêu chuẩn Euro 1, nhưng để khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn mới mà giá xe vẫn không đổi, Chính phủ có thể giảm thuế. Tôi cho rằng, tình hình sẽ phát triển theo hướng này.
Các công ty sản xuất ô tô hàng đầu trên thế giới như Toyota, Isuzu, Mitsubishi, Mercedes, Ford, BMW... đã đưa ra những kỹ thuật làm sạch khí thải từ hơn 5 năm nay, theo tiêu chuẩn Euro 4, ở châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản... Như vậy, tại sao chúng ta lại hạ thấp tiêu chuẩn khí thải xuống tiêu chuẩn Euro 2? Điều này chẳng khác nào người ta đã làm sạch rồi, mà mình thì lại cho phép họ làm dơ trở lại. Nhà nước nên thu thuế môi trường đối với khí thải và dung tích máy, áp dụng trên các phương tiện giao thông cơ giới, với mức thuế cao vừa đủ để khuyến khích người tiêu dùng sử dụng những loại xe có tiêu chuẩn cao về môi trường, hoặc sử dụng thiết bị lọc khí thải và dung tích máy nhỏ hơn giảm lượng khí độc hại cho môi trường. Ví dụ như, nếu xe đạt tiêu chuẩn Euro 1 phải đóng thuế môi trường 100%; xe đạt tiêu chuẩn Euro 2 đóng 50%; xe đạt tiêu chuẩn Euro 4 được miễn thuế. Thuế môi trường được thiết kế theo lượng khí thải (có nghĩa là dung tích máy hay máy sạch). Ở Đức và nhiều nước châu Âu, nếu anh chạy xe "sạch" thì được miễn thuế môi trường, còn chạy xe "dơ" phải đóng thuế cao. Ngoài ra, khi nồng độ ô nhiễm trong không khí tăng cao (Smogalarm), những chiếc xe xả khói thải ô nhiễm cao không được vào thành phố, cho đến khi nào không khí bớt ô nhiễm, mới được phép vào. Nếu Mercedes công bố đã đạt tiêu chuẩn Euro 4 thì với lý do gì, sản phẩm của những công ty hàng đầu khác về công nghệ ô tô trên thế giới lại không đạt tiêu chuẩn này tại Việt Nam? |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận