Chương trình tiếng Việt đang áp dụng ở các trường tiểu học hiện nay được xây dựng trên nguyên tắc dạy cho người học tiếng mẹ đẻ. Khi sinh ra, trẻ em dân tộc Kinh đã có vốn từ, cấu trúc câu tiếng Việt đủ để tìm hiểu thế giới xung quanh. Ngược lại, học sinh dân tộc thiểu số chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ của mình nên vốn tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số rất ít, thậm chí không có.
Do đó, giáo viên cần chú ý đến sự khác biệt giữa phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh người Kinh và học sinh dân tộc thiểu số, cần dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như một ngôn ngữ thứ hai.
Dự án Phát triển giáo viên tiểu học đã biên soạn tài liệu "Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học".
Tài liệu này gồm năm tiểu môđun, đề cập đến các phương pháp dạy: âm vần, nghe, nói, đọc, viết và kèm theo các băng hình, băng tiếng hỗ trợ. Mỗi tiểu môđun có nhiều chủ đề khác nhau cung cấp cho giáo viên các phương pháp mới để dạy và tạo môi trường học tiếng Việt cho học sinh dân tộc; phương pháp dạy tiếng Việt phù hợp với các môn học theo chương trình.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận