Đầu bếp nổi tiếng nước Úc Luke Nguyễn làm món canh chua cá lóc tại chợ Bến Thành - Ảnh tư liệu |
Theo tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã, trong các loại hình văn hóa, “văn hóa ẩm thực” là loại hình văn hóa mạnh nhất của Việt Nam, có thể sánh với các nền văn hóa ẩm thực có bề dày như Trung Quốc, Pháp. Nếu so sánh với những nền ẩm thực này, các món ăn của Việt Nam có lợi cho sức khỏe hơn vì được chế biến từ những nguyên liệu như rau củ quả, cá là chính và cũng phong phú hơn nhiều.”
Việt Nam sở hữu nền ẩm thực đa dạng, phong phú với những món ăn đặc trưng từng được vinh dự đứng tên trong danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới.
Khám phá sự thú vị của các món ăn Việt Nam cũng là một trong những sức hút không thể cưỡng lại đối với các du khách nước ngoài.
Ngay cả “cha đẻ” của thuyết Marketing hiện đại Phillip Kotler cũng từng gợi ý sử dụng “Bếp ăn của thế giới” như là một trong những lựa chọn của Việt Nam khi xây dựng Thương hiệu quốc gia.
Trong 20 năm tới, tôi kỳ vọng nền ẩm thực Việt Nam sẽ mỗi bước một hoàn thiện, tạo dấu ấn mạnh mẽ, khiến bạn bè thế giới phải trầm trồ, thán phục.
Ẩm thực Việt ngày càng trở nên quyến rũ trong mắt bạn bè quốc tế, khiến cho nhiều du khách phải lặn lội cả vòng trái đất để được đến và thưởng thức những món ăn chỉ nghe thấy tên cũng đã phát thèm.
Thưởng thức ẩm thực Việt sẽ trở thành một trong những điểm nhấn mũi nhọn trong du lịch, là lý do thuyết phục du khách nước ngoài đến với Việt Nam.
Các nhà hàng mang thương hiệu Việt xuất hiện trên khắp thế giới. Món ăn được nâng cấp, cải thiện sao cho vẫn giữ được nét truyền thống, tinh tế, đậm đà bản sắc dân tộc nhưng vẫn đủ “đẳng cấp” để đủ sức xuất hiện trong các nhà hàng 5 sao cao cấp
Người ta biết đến Việt Nam như một quốc gia sở hữu nền văn hóa ẩm thực hàng đầu thế giới, vừa tinh tế đậm đà, vừa tươi mới, có lợi cho sức khỏe.
Thông qua đó, các sản phẩm liên quan đến ẩm thực như gạo, cà phê, hạt điều, thủy hải sản, nông sản sẽ gia tăng được uy tín, gia tăng giá trị, có cơ hội tạo dựng được thương hiệu mạnh, đứng đầu trên thị trường.
Ngành thực phẩm Việt Nam sẽ có thương hiệu riêng, tự hào đứng ngang hàng những sản phẩm nổi tiếng và được ưa chuộng từ khắp thế giới. Người dân Việt Nam có thể tự hào về bạn bè quốc tế về nền ẩm thực nước nhà.
Để văn hóa ẩm thực và thương hiệu Việt Nam vươn xa hơn nữa
Phát triển văn hóa ẩm thực Việt và xây dựng thương hiệu quốc gia phải luôn được thực hiện song hành, hỗ trợ cho nhau. Thương hiệu quốc gia càng được nhiều ngừoi trên thế giới tiếp cận, biết tới, yêu thích, càng có giá trị, tạo động lực lớn lao cho sự phát triển đất nước.
Nếu không có hình ảnh tốt về quốc gia thì dù sản phẩm, dịch vụ có tốt đến đâu cũng khó tạo được sự tín nhiệm của khách hàng trên khắp thế giới. Hình ảnh đẹp của đất nước, thương hiệu quốc gia của Việt Nam phải luôn hiện diện trong tâm trí của người tiêu dùng quốc tế. Khi đã chọn lựa ngành ẩm thực để xây dựng thương hiệu quốc gia thì các nhà hàng Việt Nam, đặc biệt là các nhà hàng phở, các quán cà phê, quán trà Việt phải sao để đan xen giữa thực phẩm và trưng bày tranh ảnh nghệ thuật, âm nhạc Việt,… để tạo ra một không gian rất Việt Nam - một nền văn hóa lúa nước đặc trưng ở bất cứ nơi đâu.
Đất nước ta vốn sở hữu thế mạnh với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nông - ngư sản. Với một chiến lược xây dựng hình ảnh thông minh, có thể tạo dựng Việt Nam gắn liền với cảm nhận “gần gũi với thiên nhiên - môi trường sinh thái”, “thực phẩm tươi mới - ẩm thực xanh, vì sức khỏe”,… từ đó nâng cao nhận thức về đặc trưng nền ẩm thực Việt, tạo dấu ấn khác biệt so với các nền ẩm thực khác trên thế giới.
Món ăn Việt thường được chuẩn bị theo các phương thức truyền thống, ít phụ thuộc vào các hương liệu nồng mà chỉ chú trọng vào các loại thảo mộc tốt cho sức khỏe, mà lại ít calo. Thực tế, các hương liệu truyền thống của Việt Nam như rau mùi, bạc hà, húng quế, sao, hồi, ớt từ lâu đã được sử dụng như là biện pháp để phòng ngừa và chữa trị các loại bệnh.
Ngày nay, khi mà văn hóa thức ăn nhanh (fast food) đang tràn ngập thị trường, vấn đề sức khỏe ngày càng được người tiêu dùng quan tâm chú ý sẽ là cơ hội để khẳng định một nền văn hóa ẩm thực mới - văn hóa ẩm thực xanh, vì sức khỏe mà ẩm thực Việt chính là người tiến bước tiên phong.
Để thực hiện được điều đó, cần thiết phải đầu tư về chất - mà chất lượng nguồn nguyên liệu là yếu tố đầu tiên. Phát triển nông nghiệp cần nhận được sự quan tâm đúng đắn từ nhà nước và doanh nghiệp. Cần tập trung nghiên cứu và ứng dụng khoa học hiện đại, hỗ trợ bà con nông dân gia tăng sản lượng, chất lượng nông sản, phát triển chuỗi cung ứng kết hợp với một chiến lược thương hiệu hiệu quả.
Từng bước xây dựng thương hiệu nông sản Việt chất lượng, vệ sinh, đảm bảo thỏa mãn các điều kiện xuất khẩu ngay cả đối với những quốc gia khó tính nhất.
Yếu tố con người cũng cần được chú trọng. Bên cạnh việc chuẩn hóa các món ăn, công thức chế biến, nâng cao giá trị món ăn Việt, cần thiết phải chuẩn hóa đào tạo đầu bếp và nhân viên du lịch. Đầu bếp, nhân viên nên được tạo điều kiện để tu nghiệp ở nước ngoài, tiếp xúc, học hỏi với cách chế biến, phong cách nấu ăn, quản lý phục vụ chuyên nghiệp của bạn bè quốc tế, nhất là tại các nước phương Tây và Nhật Bản để mang về ứng dụng cho ngành dịch vụ nước nhà.
Xây dựng hình ảnh đẹp của con người Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới: Thân thiện, hiếu khách, chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo, tận tâm,…
Bên cạnh đó, cần xây dựng các công ty phát triển những nhà hàng đạt chuẩn được quốc tế thừa nhận quảng bá ra thế giới. Nâng tầm vóc ẩm thực Việt Nam, tạo ra giá trị gia tăng cho những món ăn, sản phẩm mang thương hiệu Việt. Nhà hàng Việt cần thống nhất thể hiện phong cách Việt từ cách bày trí, ly tách, chén dĩa, nghệ thuật, âm nhạc. Mang những không khí rất “Việt Nam” từng chút một lan tỏa ra thế giới. Từng nét, phác họa hình ảnh thương hiệu Việt trong tâm trí bạn bè quốc tế.
Song song với việc tập trung thay đổi hình ảnh một Việt Nam giàu bản sắc dân tộc ra với bạn bè thế giới, cần lắm những chiến lược hướng đến chính những người con trên đất nước, quê hương.
Bởi về lâu dài, hình ảnh của một quốc gia cũng chính là những gì mà người dân của đất nước đó cảm nhận được. Xây dựng thương hiệu quốc gia không phải chỉ diễn ra trong ngày một ngày hai, đó là cả một quá trình lâu dài, xuyên suốt, cần có sự chung tay, góp sức của cả dân tộc. Cần có những cách thức, những chương trình quảng bá văn hóa ẩm thực, con người, đât nước, nét đẹp Việt Nam, từ đó khơi gợi lòng tự hào dân tộc, niềm tin vào sự phát triển của quốc gia.
Qua đó kêu gọi mỗi người dân tự ý thức thay đổi bản thân, nhận thức đúng đắn về tình hình đát nước, nỗ lực không ngừng góp phần xây dựng nền Văn hóa và thương hiệu Việt Nam vươn xa thế giới.
Để rồi 20 năm sau đó, dù có đi đến bất cứ nơi đâu, mỗi chúng ta đều có thể tự hào giới thiệu “TÔI LÀ NGƯỜI VIỆT NAM”.
Thể lệ cuộc thi viết “Kỳ vọng Việt Nam 20 năm tới” Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam (VN) tổ chức cuộc thi viết “Kỳ vọng Việt Nam 20 năm tới”. Chủ đề chính của cuộc thi là những kỳ vọng về sự phát triển của VN, đồng thời phác họa bức tranh đất nước, con người VN trong 20 năm tới. Cuộc thi dành cho bạn đọc từ 15 tuổi đến 30 tuổi và bạn đọc trên 30 tuổi (Ban tổ chức, ban giám khảo, cán bộ nhân viên báo Tuổi Trẻ và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam không được tham gia cuộc thi). Theo ban tổ chức, các bài dự thi phải được viết bằng tiếng Việt, thể loại văn xuôi, thể hiện 2 nội dung: Những kỳ vọng hoặc phác họa bức tranh Việt Nam 20 năm tới (tối đa 500 chữ) và nêu những giải pháp để Việt Nam có thể đạt được như ước mơ và những kỳ vọng (tối đa 1.000 chữ). Bài dự thi phải chưa từng được công bố, đăng tải trên báo đài hay đoạt giải các chương trình, cuộc thi. Một tác giả có thể gửi tối đa ba tác phẩm dự thi. Dưới bút danh (nếu có) ghi rõ tên thật, tuổi, địa chỉ và số điện thoại liên lạc. Trong trường hợp đoạt giải, mỗi tác giả chỉ nhận được giải thưởng cao nhất. Báo Tuổi Trẻ sơ loại bài viết đúng chủ đề và đúng yêu cầu của cuộc thi để đăng trong mục cuộc thi "Kỳ vọng Việt Nam 20 năm tới" trên Tuổi Trẻ Online. Đồng thời, hằng tuần những bài viết hay sẽ được xuất bản trên nhật báo Tuổi Trẻ. Tác giả có bài viết được xuất bản trên nhật báo Tuổi Trẻ sẽ được trả nhuận bút. Ban giám khảo chọn 10 tác phẩm hay nhất vào vòng chung khảo (gồm 5 tác phẩm của tác giả dự thi ở nhóm từ 15-30 tuổi và 5 tác phẩm ở nhóm người trên 30 tuổi). Các tác giả có bài được chọn sẽ được tài trợ 3 triệu đồng làm báo cáo chi tiết trình bày trước ban giám khảo để tranh giải (số tiền này sẽ được gửi cho tác giả khi tác giả đến buổi báo cáo trước ban giám khảo). Ban tổ chức sẽ tài trợ chi phí đi lại và khách sạn để tác giả đến trình bày báo cáo và nhận giải tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TP.HCM. Ban tổ chức sẽ trao 10 giải thưởng với tổng giá trị giải thưởng là 120.000.000 đồng, dành cho hai nhóm đối tượng tham gia phân theo độ tuổi, gồm nhóm từ 15-30 tuổi và nhóm trên 30 tuổi. Mỗi nhóm đối tượng sẽ có 5 giải thưởng. Trong đó, mỗi nhóm có: - 1 giải nhất: 25.000.000 đồng - 1 giải nhì: 15.000.000 đồng - 1 giải ba: 10.000.000 đồng - 2 giải khuyến khích: 5.000.000 đồng/giải Ban tổ chức nhận bài dự thi từ ngày 18-5-2015 đến 28-6-2015.Vòng chung khảo cuộc thi sẽ tổ chức vào ngày 11-7-2015. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận