![]() |
“Lò” sản xuất cũng là nhà của V. nằm cạnh cái chùa nhỏ trong một con hẻm lầy lội ở quận 6, và do ở gần chùa nên cái “hỗn danh” V. “chùa” từ đó mà ra, chứ V. chẳng phải là người có lòng từ bi hỉ xã gì. Mới vừa đến ngỏ, tôi đã “choáng” khi thấy cơ man nào là tắc được phơi ngay những khoảng sân nham nhở, rác rến ngập ngụa bên cạnh nhà V.
Sau vài câu chào hỏi, V. hỏi tôi cần lấy bao nhiêu hàng, loại hàng gì?. Tôi bảo vì mình mới vào nghề, chưa rành đường đi nước bước, nên chỉ lấy ít thôi, V. liền khoát tay nói: “Thời buổi này làm ăn mà sợ chết thì không sống nổi đâu, có làm mới có ăn, cứ lấy nhiều về mà bán, tui bao trả cho ông. Hàng bán không hết, qua Tết mang lên đây trả lại”. “Nhưng mang đi mang về cực lắm, nếu được thì tui lấy một ít đi chào hàng trước” - tôi bảo thế.
Chẳng nói chẳng rằng, V. bốc cho tôi một ít mứt thành phẩm được gói trong bọc ni-lông đưa tôi xem và tiếp: “Hàng của tui đẹp, nhìn ngon lành không thua hàng của công ty, cơ sở lớn, nhưng giá chỉ bằng phân nửa, lại còn bao trả, ông sợ gì nữa, ông ăn thử đi”. Đón những cái kẹo mứt tắc từ tay V., tôi thấy nó cũng sạch sẽ, bắt mắt như hàng xịn, nhưng ăn thì xin không dám, vì nhìn cái “sân phơi” của V. tôi đã ngán rồi, chứ chưa nói đến nơi chế biến: ngay vũng nước thải sinh hoạt gia đình bốc mùi hôi hám.
“Lò của tui ngày làm cả tạ mứt thành phẩm mà còn không đủ giao cho lái, trưa lính lác đi ăn cơm, nghỉ trưa rồi, chứ trong giờ làm nhộn nhịp lắm” - V. khoe và cười cười khó hiểu. “Sao ông không làm cái sân cho sạch sạch mà phơi, làm vậy người ta ăn, tội chết?”. Nghe tôi nói V. nhìn tôi vẻ xa lạ rồi chép miệng: “Lo bò trắng răng! thời buổi này mà nhân đạo là tự sát đó, nếu sợ tội như ông thì hơn chục “lái” (bạn hàng) của tui sống bằng cái gì; hơn nữa mình có kỹ thuật, ai mà biết sạch hay dơ, với lại ở nông thôn, có hàng giá rẻ để mua về ăn Tết là họ mừng lắm rồi”.
Theo tiết lộ của V. thì ngoài làm mứt tắc ra, V. còn làm cả tắc xí muội, và thứ tắc để làm xí muội là loại tắc giập nát không còn làm mứt được.
Lạp xưởng gia truyền
Một mặt hàng khác phục vụ ba ngày Tết nữa là lạp xưởng, bởi với nhiều người, lạp xưởng dễ chế biến và để được lâu, với lại làm lạp xưởng lãi nhiều. Vì thế người làm cũng lắm, người mua cũng nhiều.
Thường thì khi làm ra mặt hàng nào, người ta thường gắn vào đó hai chữ “gia truyền” như một lời khẳng định thay cho thương hiệu, mà những cơ sở sản xuất không thương hiệu, thì càng khoái chữ “gia truyền”.
Sắp đến Tết, các “lò” chế biến thực phẩm chui như lạp xưởng, bánh, mứt trái cây các loại... đã khởi động để kịp giao hàng cho các chợ miệt vườn, chợ công nhân. So với các loại bánh, mứt, lạp xưởng của các cơ sở có thương hiệu, thì thực phẩm của các lò chui này có giá rẻ hơn nhiều, nhưng bù lại thì đúng là “tiền nào của đó”. |
Đưa tôi đi một vòng xưởng chế biến với mục đích “mai đến làm cho dễ” tôi được Long - người tự giới thiệu là quản lý giải thích các công đoạn như phân loại thịt, xay thịt cho đến pha hóa chất tạo màu để cho lạp xưởng có màu đỏ và đóng gói xuất xưởng.
Nhìn mấy công nhân mặc quần đùi, miệng phì phèo thuốc lá dùng tay trần trộn thịt, và nhồi thịt vào bao ni-lông (loại bao to hơn ngón tay cái, dùng để chế biến lạp xưởng) tôi không tin vào mắt mình cái quy trình làm lạp xưởng “gia truyền” nó kinh dị như thế. “Làm lạp xưởng, khâu quan trọng nhất là trộn thịt, và pha chất bảo quản, vì hàng Tết người ta cần thời gian bảo quản lâu hơn hàng thường, vì vậy mình canh không chuẩn là hư liền” - Long nói và chỉ tay vào can hóa chất để hớ hênh ngay miệng cống.
Tò mò, tôi đến cầm chiếc can “hóa chất” lên xem, thì ngưởi thấy mùi phèn chua, nên đánh bạo hỏi. “Hóa chất gì sao nghe mùi phèn chua không vậy?”. “Thì đó là nước phèn chua hòa tan mà, nhưng mỗi cơ sở có mỗi bí kíp khác nhau, không ai giống ai” Long đáp. “Lạp xưởng gia truyền thì không cần nhãn mác, cứ làm xong đem phơi, sau đó mang đi sấy cho lạp xưởng cứng là được” - L. cho biết thêm.
Đang thao thao hướng dẫn cho tôi, thì có người vào lấy hàng nên Long bỏ tôi đứng một mình. canh lúc không ai để ý, tôi lẻn vào căn phòng có dòng chữ “không phận sự cấm vào” viết nguệch ngoạc trên tường, bên dưới dòng chữ là cái đầu lâu xương chéo. Tôi hồi hộp bước vào y như đang vào kho chứa vũ khí. lách mình qua cánh cửa đang khép hờ, tôi như muốn nôn khi thấy hơn chục cái thau chứa thịt xay, bốc mùi thum thủm.
Lấy lý do có việc về gấp, mai đến làm, tôi một đi không dám trở lại cái “lò” sản xuất lạp xưởng “gia truyền” ấy.
Tết, ai cũng mong cho nhà mình có đầy đủ các loại bánh mứt, cùng nhiều thứ cần thiết khác, nhưng đừng vì ham rẻ, mua hàng kém chất lượng ăn vào, nhẹ thì bị “tào tháo rượt”, nặng hơn thì nằm viện và không được vui Tết thì buồn lắm.
Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận